Đề 17 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 17 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
_________________________

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Dòng nào sau đây không nêu đúng về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
Ca ngợi nhan sắc của chị em Thúy Kiều.
Trân trọng, đề cao tài năng của Thúy Kiều.
Thương cảm cho số phận bất hạnh của nàng Kiều.
Dự cảm về cuộc đời éo le, đau khổ của nàng Kiều.
Câu 2. Câu thơ nào sau đây nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều?
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Câu 3. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” chủ yếu gợi tả điều gì?
Cảnh vật thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích.
Thời gian tuần hoàn khép kín.
Cảnh vật xung quanh Thúy Kiều.
Sự tàn tạ của cảnh vật.
Câu 4. Hai câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
Thúy Vân C. Vương quan
Cha mẹ D. Kim Trọng
Câu 5. Dòng nào sau đây phù hợp với phương châm về lượng?
Khi nói phải chú ý đến đối tượng.
Khi nói phải đảm bảo thời gian.
Phải nói điều gì mình đã chắc chắn.
Phải nói cho có nội dung, không thừa không thiếu.
Câu 6. Dòng nào sau đây chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ.
Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó.
Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.
Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, ngài, trẫm, khanh.
Câu 7. Miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
Để người đọc hình dung được sự việc.
Để người đọc hình dung được con người.
Để người đọc hình dung được cảnh vật.
Để câu chuyện trở nên sinh đọng hơn.
Câu 8. Hai câu: “Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiêu ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 Viết một đoạn văn từ 6 – 8 câu để giới thiệu về Phạm Tiến Duật và Bài thơ tiểu đội xe không kính.
Câu 2 (6 điểm)
 Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về mộ kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy (cô) giáo cũ.

----------------HẾT-----------------




















UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
C
C
B
D
D
C
D
C

Phần tự luận (8 diểm)
 
Câu

Đáp án
Điểm
1
Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và số câu quy định 
a, Tác giả (0,75đ):
- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007), quê Phú Thọ.
- Từ cuộc đời người lính, PTD đến với thơ nên thơ của ông chủ yếu viết về người lính đặc biệt là những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. 
- Thơ của ông trẻ trung, ngang tàng, bông đùa...
- Năm 2001, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b, Tác phẩm (1đ):
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, bản thân tác giả đang hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ được trích từ “Vầng trăng, quầng lửa”.
- Về nội dung, bài thơ tái hiện hình ảnh chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của người lính: trẻ trung, sôi nổi, yêu nước...
Về nghệ thuật: Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn ngữ: giàu tính khẩu ngữ, giọng thơ khỏe khoắn, hào hùng.

0,5
0,75







0,75
2
a. Mở bài:
- Không khí tưng bừng chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
- Bản thân mình: nghĩ về thầy (cô) giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không bao giờ quên.
b. Thân bài (5đ)
- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra ở trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?
- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (Kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Đó là kỉ niệm liên quan đến thầy (cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào
+ Diện mạo, tính tình, công việc hàng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy (cô).
- Diễn biến câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi đến diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?....
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy cô và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy cô, lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy cô.
c. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
0,5






0,5


1,0





2,0





1,0



0,5


------------------HẾT------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_17.doc
Đề thi liên quan