Đề 17 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 17 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO 
 ......................................
 
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )


Câu 1 (2,0 điểm) 	
	Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt viết:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Vì sao hai câu thơ cuối tác giả lại dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại từ bếp lửa? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Câu 2 ( 3 điểm): 
	Phương ngôn Bun- ga- ri có câu: Khi ta tặng bạn hoa hồng tay ta còn vương mãi mùi hương. Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ, nêu suy nghĩ của mình được gợi ra từ câu nói trên.
Câu 3( 5 điểm).
“Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta vận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”.
 ( Vũ Khoan- Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
 Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

-------------- HẾT----------------







 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 9
 ......................................
 
 

Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0đ)
* Yêu cầu nội dung
- HS lí giải đươc: 
+ Câu đầu dùng từ Bếp lửa vì đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của TP . Nhắc đến bếp lửa là gợi nhắc đến bà và công việc nhóm bếp mỗi ngày…đó là cơ sở xuất hiện hình ảnh ngọn lửa 
+ Bếp lửa là một hình ảnh thật quen thuộc trong đời sống, đã trở thành hình tượng tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp tình bà cháu. Bếp lửa bà ấp iu trong mỗi sớm mai là tình yêu thương mà dành cho cháu từ việc dạy cháu làm,chăm cháu học. Mỗi lần bà nhóm bếp là một lần bà đem đến cho cháu niềm vui “ Khoai sắn ngọt bùi, những tâm tình tuổi nhỏ”. Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm , khát vọng cho cháu trở thành ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước. Bếp lửa đã trở thành một kỉ niệm thiêng liêng trong đời sống tâm hồn cháu.
+ Trong mỗi lần nhóm bếp , ngọn lửa cháy lên mang một ý nghiã tượng trưng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa, sự sống niềm tin cho thế hệ nối tiếp. Từ bếp lửa đến ngọn lửa mang ý nghĩa khái quát. 
* Về Hình thức: 
- Đoạn văn có kết cấu : Tổng- Phân – Hợp
- Đúng hình thức đoạn văn
- Không mắc lỗi chính tả
-(1,75 điểm)

- 0,25 đ



- 0,75 đ








- 0,75 đ







-(0,25điểm)
2
(3,0đ)
* Yêu cầu: Nghị luân xã hội
- Điều gợi ra từ câu phương ngôn: Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho những người xung quanh.
- Lấy dẫn chứng trong văn học và trong đời sống
* Cần làm rõ:
- Giải thích: 
+ Hoa hồng- biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần của con người ( niềm vui, hạnh phúc)
+ Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến cho họ niềm vui, hạnh phúc
+ Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui không mất đi, còn đọng mãi trong ta.
-> Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp thì tự bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc.
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói.
+ Thông thường chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc thì trước hết phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ngược lại khi làm cho người khác được vui thì mình cũng thấy hạnh phúc. Sự thật là khi ta mang lại niềm vui cho người khác thì niềm vui ta cảm nhận đã tự nhân đôi.
+ Dẫn chứng: Không nhất thiết phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại cho người khác niềm vui. Có rất nhiều cách khiến người khác vui: Một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một cử chỉ giúp đỡ người nghèo, nhường ghế xe buýt cho người già...hay một việc làm tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật..
- Sự sẻ chia niềm vui và hạnh phúc với người khác chính là biểu hiện của một cách ứng xử văn hoá tốt đẹp của một tinh thần vì cộng đồng.
- Liên hệ trong cuộc sống hôm nay, liên hệ bản thân.





- 0,5 đ








- 2,0 đ












- 0,25 đ


- 0,25 đ
3
(5,0 đ
* HS cần đảm bảo các ý sau:
1.Giải thích câu nói :
+ Thế kỉ mới: đặt trong chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học ,công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu….
+ Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức ( sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai ( bài) .Yếu tố bên ngoài( ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ ngoại” là các yếu tố nước ngoài.
+ Nội dung câu nói: khẳng định cả hai yếu tố ( sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì nó cản trở sự phát triển của đất nước.

- 0,75 đ
- 0,25đ


- 0,25 đ



- 0,25 đ

2. Chứng minh:
- Thế kỉ mới( Thế kỉ XXI) là thời kì đất nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới”( Vũ Khoan). Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt nam , con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội ( Hoà nhập, mở rộng, giao lưu về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn thử thách( trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc) vấn đề làm sao tận dụng được những cơ hội, ứng phó với những thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của mọi người.
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, chẳng hạn:
+ Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc dẫn đến một điều nguy hại; làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc.
+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ trì trệ, lạc hậu…
- 3,0 điểm
- 1,5 đ









- 1,5 đ

3. Khẳng định vấn đề và nêu suy nghĩ, phương hướng cho bản thân:
- Cả hai nếp nghĩ( sùng ngoại hoặc bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. 
- Trong thời kì hội nhập, mỗi người Việt Nam ( trong đó có học sinh- thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập hoà nhập một cách sâu rộng vào mái nhà chung thế giới, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỉ mới.
* Về hình thức: 
- Đúng hình thức bài văn nghị luận
- Không mắc lỗi chính tả
- 0,75 đ

- 0,25 đ

- 0,75 đ





- 0,5 đ



 -------------- HẾT----------------




























File đính kèm:

  • docvan 9_hsg_17.doc
Đề thi liên quan