Đề 19 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 19 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2 điểm (Mỗi câu đúng được 0.25đ)
Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:.
* Đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy? (2) Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. (3) Không có lửa thì làm sao có khói? (4) Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. (5) Chao ôi! (6) Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! (7) Rồi đây, biết làm ăn buôn bán ra sao? (8) Ai người ta chứa. (9) Ai người ta buôn bán mấy. (10) Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước(11) Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...
1. Đoạn truyện trên trích trong văn bản:
A. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê	 C. Làng - Kim Lân
B. Bến quê - Nguyễn Minh Châu	D. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
2. Đoạn trích trên nằm trong đoạn kể về tâm trạng của ông Hai :
A. Khi mới đi tản cư	. 	C. Khi nghe tin dữ về làng .
B. Khi nghe tin cải chính về làng	. 	D. Khi trở về làng.
3. Đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt :
A. Tự sự kết hợp biểu cảm	.	C. Thuyết minh kết hợp tự sự.
B. Miêu tả kết hợp tự sự.	D. Biểu cảm kết hợp thuyết minh.
4. Trong đoạn trích, tính cách nhân vật ông Hai được xây dựng nhờ:
A. Giới thiệu qua lời kể chyện.	C. Thể hiện qua hành động của nhân vật.
B. Bộc lộ qua độc thoại nội tâm của nhân vật.	D. Bộc lộ qua đối thoại của nhân vật.
5. Tâm trạng ông Hai trong đoạn truyện trên là:
A. Băn khoăn, xấu hổ, lo lắng cho làng Dầu	C. Băn khoăn, thất vọng về làng Dầu
B. Băn khoăn rồi không tin là sự thật.	 D.Băn khoăn, xấu hổ rồi thất vọng về làng Dỗu
 6. Câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào? 
 “ Biết thì thưa thớt
 Không biết dựa cột mà nghe” 
Phương châm về lượng
Phương châm quan hệ
Phương châm lịch sự
Phương châm về chất.
7. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ truân chuyên?
Vất vả
Nhọc nhằn
Gian nan
Nhàn nhã
8.Cách dùng từ xuân (2) ở câu thơ sau đây thuộc phương thức phát triển từ vựng tiếng Việt nào?
 “ Mùa xuân (1) là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” (2)
 ( Hồ Chí Minh)
Tạo từ ngữ mới
Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
Mượn từ ngữ.
Không dùng cách nào trong những cách trên. 
Phần II: Tự luận: ( 8,0điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( 6 - 8 câu) nêu tác dụng của tình huống chính trong truyện ngắn Làng của Kim lân. 
Câu 2: Nhân ngày 20 - 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ. ( 6,0 điểm)

---------------------------------------------





















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9


Phần I: Trắc nghiệm: ( 2,0điểm).
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
A
B
D
D
D
B
Câu 1: ( 2,0 điểm)
* Yêu cầu kĩ năng: Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, đúng hình thức một đoạn văn, độ dài 6 đến 8 câu ( 0,5 điểm)
* Nội dung:
 + Tình huống chính: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư. (0,75 điểm)
+ Tác dụng: (0,75 điểm):
 - Tạo ra bước ngoặt cho câu chuyện và đẩy câu chuyện đến cao trào. ( 0,25 điểm)
 - Khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật ông Hai. ( 0,25 điểm)
 - Tạo nên sự hấp dẫn và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. ( 0,25 điểm)

Cõu 2. ( 6,0 điểm)
* Yêu cầu
- Bài văn tự sự, có bố cục rõ ràng, đủ ba phần
- Nội dung chính là kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy (cô) giáo cũ.
 Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thầy trò.
 a. Mở bài : ( 0,5 điểm)
 - Giới thiệu đó là kỉ niệm gì, xảy ra vào thời điểm nào.
 - Người kể, cho ai…..
 b. Thân bài: (5 điểm)
 * Nội dung kể chi tiết kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ 
 - Kỷ niệm đó xảy ra vào thời điểm nào. 
 - Câu chuyện diễn ra như thế nào, chỗ nào đáng nhớ. 
 - Hình dáng thầy cô giáo, nội dung câu chuyện, những người liên quan, lời tâm sự của thầy cô khi nghe chuyện, khuyên bảo.
 - Thái độ ân cần của thầy cô 
 - Thái độ của mọi ngời đối với mình
 - Việc làm, suy nghĩ của bản thân 
* Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của ngời viết về tình thầy trò.
 c. Kết bài: (0,5 điểm)
 - Cảm xúc khái quát lại câu chuyện
 - Lời nhắc nhở đối với mọi người
 * Một số lưu ý:
 - Bài viết mang tính chất tự sự, song phải lồng các yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 - Cảm xúc phải chân thành, sâu sắc về tình thầy trò
* Thang điểm
- Điểm 5-6: Bài viết bố cục đủ ba phần, câu chuyện kể sâu sắc, có ý nghĩa.Kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Cảm xúc phải chân thành, sâu sắc về tình thầy trò. Văn phong lưu loát.
- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết bố cục đủ ba phần, câu chuyện kể sâu sắc, có ý nghĩa.Song việc kết hợpchưa thật tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Cảm xúc phải chân thành, sâu sắc về tình thầy trò. 
- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết bố cục đủ ba phần, câu chuyện kể sâu sắc, .Song việc kết hợp chưa thật tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Viết còn sai lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2: Bài viết bố cục đủ ba phần, câu chuyện kể chưa sâu sắc, .Việc kết hợp chưa tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Viết còn sai lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài. Kĩ năng tự sự yếu.
* GV căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm chính xác.
-------------------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_19.doc