Đề 2 Khung ma trận đề kiểm tra môn ngữ văn 10 (dành cho tự luận)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 Khung ma trận đề kiểm tra môn ngữ văn 10 (dành cho tự luận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 2 I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10 (dành cho tự luận) Thời gian 90 phút Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao 1. Văn học Nhớ được những nét chính trong phong cách sáng tác của Nguyễn Du Số câu Số điểm Tỷ lệ % 1 2 20% 1 2 20% 2. Tiếng Việt Nhớ được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Phân tích chức năng và giá trị của ngôn ngữ nghệ thuật qua một câu thơ cụ thể Số câu Số điểm Tỷ lệ % 1 2 20% 1 2 20% 3. Làm văn Nghị luận văn học Kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học ,cảm nhận và phân tích một đoạn thơ( Cụ thể: Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy. Số câu Số điểm Tỷ lệ % 1 6 60% 1 6 60% Tổng cộng 2,0 điểm 2,0 điểm 6,0 điểm 10 điểm II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Theo anh(chị) nét nổi bật trong nội dung sáng tác của Nguyễn Du là gì? Câu 2 (2 điểm): Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Phân tích chức năng thông tin và giá trị thẩm mỹ thể hiện trong câu thơ sau: “ Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du– SGK lớp 10- NXB Giáo dục 2006) Câu 3 (6 điểm): Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du III. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 ( 2 điểm): Học sinh trình bày được: - Đề cao tình đời, tình người, trân trọng những giá trị nhân bản - Phê phán, căm ghét các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. ( H/s có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, mỗi ý nêu rõ và diễn dạt gãy gọn cho1,0 điểm. Tùy theo độ sai khác để trừ từng đơn vị 0,25 điểm) Câu 2 ( 2 điểm): * Học sinh nêu đúng khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người * Học sinh phân tích rõ chức năng thông tin và giá trị thẩm mỹ thể hiện trong 2 câu thơ của Nguyễn Du: - Chức năng thông tin: Thúy Kiều nói lời trao duyện với Thúy Vân - Giá trị thẩm mỹ: Lựa chọn từ ngữ chính xác,chặt chẽ để gửi gắm, nài ép và hy vọng vào Thúy Vân Cách chấm điểm - Trình bày đúng khái niệm cho 1,0 điểm. Tùy theo độ sai khác để trừ từng đơn vị 0,25 điểm - Phân tích rõ ràng, chính xác mỗi chức năng cho 1,0 điểm ( G/v linh động cho điểm ở câu này để khuyến khích, động viên học sinh) Câu 3 (6 điểm): Yêu cầu cần đạt: A/ Yêu cầu về kĩ năng: _ Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học _ Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả. B/ Yêu cầu về kiến thức: _ Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy. _ HS phải biết trình bày các nhận định, đánh giá, cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua một đoạn thơ. Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm con người. + Tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ô nhục ở lầu xanh (bàng hoàng, thảnh thốt, đau đớn, ê chề, tủi nhục…) + Tâm trạng, thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh (xót xa, buồn thảm, chua chát, bẽ bàng,…) 2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích…) Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận rêing của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề + Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 3 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 1 – 2: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy (điểm 2). Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế (1đ) - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.
File đính kèm:
- DE 2.doc