Đề 2 Kiểm tra học kỳ 2 - Năm học 2009 – 2010 môn: công nghệ 9

docx1 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 Kiểm tra học kỳ 2 - Năm học 2009 – 2010 môn: công nghệ 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: CÔNG NGHỆ 9
Ngày kiểm tra: /4/2010
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm) Các phụ kiện kèm theo với ống luồn dây PVC có công dụng gì? 
Câu 2: (3 điểm) Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà? 
1
2
O
CC
K
CT
Đ1
Đ2
A
Câu 3: (3 điểm) Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện theo sơ đồ nguyên lý sau: 
Câu 4: (2 điểm) So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2009 – 2010
CÔNG NGHỆ 9
Câu 1: (2đ) Mỗi phụ kiện nêu đúng công dụng được 0,5đ
Các phụ kiện kèm theo với ống luồn dây PVC:
- Ống nối T: được dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ. (0,5đ)
- Ống nối L: được sử dụng khi nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau. (0,5đ)
- Ống nối nối tiếp: được dùng để nối thẳng hai ống luồn dây với nhau. (0,5đ)
- Kẹp đỡ ống: được dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường. (0,5đ)
Câu 2: (3đ) Mỗi ý nêu đúng được 1đ; sai ý nào thì không cho điểm ý đó.
Cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà vì:
- Để sử dụng hệ thống điện an toàn và hiệu quả. (1đ)
- Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra. (1đ)
- Đảm bảo an toàn cho người và tài sản. (1đ)
Câu 3: (3đ) Mỗi ý nêu đúng được 1đ, sai không điểm; phần kết luận được 1đ
Nguyên lý làm việc của mạch điện: Khi cung cấp điện cho mạch, điều khiển công tắc K ở trạng thái đóng:
- Khi công tắc CT ở vị trí 1: dòng điện đi từ dây pha A đến cầu chì CC rồi qua tiếp điểm 1 của công tắc CT, đến đèn Đ1 rồi về dây trung tính O của nguồn điện, làm kín mạch. Lúc này, đèn Đ1 sáng, đèn Đ2 tắt.
- Khi công tắc CT ở vị trí 2: dòng điện đi từ dây pha A đến cầu chì CC rồi qua tiếp điểm 2 của công tắc CT, đến đèn Đ2 rồi về dây trung tính O của nguồn điện, làm kín mạch. Lúc này, đèn Đ2 sáng, đèn Đ1 tắt.
Kết luận: Mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển tắt sáng luân phiên hai đèn và một công tắc hai cực đóng ngắt mạch hai đèn. (1đ)
Câu 4: (2đ) So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà: lắp đặt kiểu nổi và lắp đặt kiểu ngầm.
- So sánh ưu điểm: 1đ. Mỗi ý đúng được 0,25đ
- So sánh nhược điểm: 1đ. Mỗi ý đúng được 0,25đ
Lắp đặt kiểu nổi
Lắp đặt kiểu ngầm
Ưu điểm
- Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật và tránh được các tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
- Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi bị sự cố.
- Vừa tiết kiệm không gian lắp đặt, vừa đảm bảo mỹ quan.
- Đảm bảo an toàn điện và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm
- Nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt.
- Khó lắp đặt với kiểu nhà có kiến trúc phức tạp.
- Lắp đặt dây dẫn điện thường phải tiến hành song song khi xây lắp nhà ở.
- Khó kiểm tra, sửa chữa và khó thay thế khi bị sự cố.

File đính kèm:

  • docxKIEM TRA HOC KY II.docx