Đề 2 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 2Đề A: Câu 1: (2 điểm) Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hemingway ?Câu 2: (8 điểm) Phân tích nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ cảm nhận của Lãm: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé ấy, tình yêu và niền tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy , bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?” Đề B: Câu 1: (2 điểm) Hãy trình bày những quan niệm của Gorky về con người thể hiện thông qua truyện ngắn “Một con người ra đời” ?Câu 2: (2 điểm) Nêu những hiểu biết về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ?Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:“Bên kia sông ĐuốngMẹ già nua còm cõi gánh hàng rong...Vài ba vết máu loang chiều mùa đông “( Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm )-------------------------------------------------------GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 2ĐỀ A:Câu 1:Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hemingway Nguyên lí “tảng băng trôi” là cách viết mà yêu cầu nhà văn phải xây dựng nhiều biểu tượng, ẩn dụ (phần nổi của tảng băng) để tạo nên mạch ngầm văn bản (phần chìm của tảng băng). Nhà văn không trực tiếp làm cái loa phát ngôn cho tư tưởng của mình mà tự người đọc phải rút ra tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm.Câu 2hân tích nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ cảm nhận của Lãm: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé ấy, tình yêu và niền tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy , bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?” 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Nguyệt và cảm nhận của Lãm về nhân vật.2. Cảm nhận trên của Lãm tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn và đề cao sức mạnh từ vẻ đẹp tâm hồn ấy.3. Giới thiệu chung về nhân vật Nguyệt . - Là nhân vật chính của tác phẩm. Nguyệt là một nữ thanh niên xung phong làm việc tại Cầu Đá Xanh ( một vị trí trọng yếu trên tuyến đường Trường Sơn)- Nguyệt được miêu tả có vẻ đẹp lí tưởng cả ngoại hình lẫn tâm hồn.- Vài nét về ngoại hình ( D/c). Nhưng quan trọng nhất là vẻ đẹp bên trong tâm hồn.4. Vẻ đẹp trong tâm hồn: Thể hiện ở các mặt sau:- Có lý tưởng cao đẹp: Cô tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường xây dựng Cầu Đá Xanh theo tiếng gọi của tổ quốc. Chấp nhận nhiều khó khăn gian khổ.- Có tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn: Yêu một người (Lãm) chưa hề gặp mặt và rất chung thủy dù bom đạn chiến tranh rất ác liệt.- Có tinh thần đồng đội: thể hiện qua chi tiết giúp Lãm cứu xe. Cũng ở chi tiết này, ta nhận ra ở Nguyệt những phẩm chất của một nữ thanh niên xung phong: Nhanh nhẹn, tháo vác, bình tĩnh dầy bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm...=> Nguyệt có tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Và điều đó giúp cô vượt qua những khó khăn, khốc liệt của chiến tranh. Rõ ràng Lãm cẩm nhận khá sâu sắc và chính xác về vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyệt.5. Vẻ đẹp ấy của Nguyệt - sợi chỉ xanh óng ánh trong tâm hồn - cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu cần tìm.ĐỀ B:Câu 1:Hãy trình bày những quan niệm của Gorky về con người thể hiện thông qua truyện ngắn “Một con người ra đời” - Sùng bái, đề cao con người .- Con người phải biết tự khẳng định mình.- Con người không lường trước được số phận.- Khao khát con người được sống trong cảnh tự do và yên bình.Câu 2:Nêu những hiểu biết về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh- Hoàn cảnh ra dời: Tháng 8 / 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây TQ , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng tù từ ngày 29 /8/ 1942 – 10 /9 /1943, và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây . - Số lượng tác phẩm: 133 bài - Ngôn ngữ sáng tác: Chữ Hán- Thể loại : Nhật kí bằng thơ (Thể thơ cơ bản: Thất ngôn tứ tuyệt)- Nội dung chính:+ Lên án chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng giới Thạch.+ Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.+ Màu sắc cổ điển : đậm đà nhất trong hồn thơ HCM giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ.+ Tinh thần hiện đại : Hình tượng thơ luôn vân động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ .Câu 3:1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và quan trọng là giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.2. Đại ý: Đoạn thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gánh chịu những hậu quả thảm khốc, nặng nề của chiến tranh3. “Bên kia sông Đuống” là một trạng ngữ chỉ nơi chốn -> Chỉ quê hương Kinh Bắc. Đồng thời cụm từ này vừa cho ta thấy tâm thế ngóng vọng về quê hương của tác giả -> Tình yêu quê hương của tác giả. ( Lưu ý: cụm từ này lặp lại nhiều lần trong bài và thường xuất hiện ở đầu các đoạn thơ viết về Kinh Bắc )4. Hình ảnh người mẹ: “Mẹ già ... sương sớm”- “Mẹ già nua ... hàng rong”: ngôn ngữ câu thơ giàu chất tạo hình và gợi cảm, giúp ta hình dung hình ảnh già nua, gầy guộc của người mẹ, đồng thời cảm nhận cái gian khổ vất vả cả một đời của mẹ. Thế nhưng tuổi già mẹ phải tư bương chải kiếm ăn “gánh hàng rong”.- Các số từ chỉ số ít : dăm, mấy, vài -> gánh hàng ít ỏi, gia tài của mẹ chỉ vỏn vẹn chừng đó thôi.- Hình ảnh “đầm hoen sương sớm” là hình ảnh vừa tả thực, vừa đẫm chất thơ, có khả năng khơi gợi mạnh mẽ. Giấy hoen sương cũng chính là mẹ hoen sương!=> Hình ảnh người mẹ vát vả, nghèo khổ đáng thương.5. Hình ảnh và tội ác của bọn giặc:- “Chợt”: Sự xuất hiện bất ngờ , gây hoảng sợ cho mẹ- Hình ảnh bọn giặc: Lũ quỷ mắt xanh ...-. gớm ghiếc, đáng sợ.- Tội ác: các động từ khua, đạp, cướp bóc, cùng với nghệ thuật tương phản hình ảnh bọn giác với người mẹ, đoạn thơ cho ta nhận thức sâu sắc về tội ác dã man, vô nhân đạo của kẻ thù.=> Tiếng nói căm thù và đau xót của tác giả.6. Hậu quả ở phiên chợ nghèo (2 câu cuối ) - Sử dụng thể thơ lục bát: chậm, trĩu nặng nỗi buồn -> tìm về cái hồn dân tộc rong thơ Hoàng Cầm.- Câu thơ có 4 sự kết thúc: Đời người (máu), đời lá (lác đác), một ngày (chiều), một năm (đông) => ấm hưởng buồn tẻ, khung cảnh tang thương.- Câu cuối: ngôn ngữ thơ vừa có tính cụ thể, vừa có khả năng khái quát “ máu loang - chiều mùa đông”7. Đoạn thơ thể hiện niềm đau xót của tác giả trước hình ảnh người mẹ phải gánh chụi những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đồng thời qua đó tác giả bày tỏ niềm căm thù giặc sâu sắc.

File đính kèm:

  • docde thi tot nghiep THPT(2).doc