Đề 20 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 20 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 * Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: “Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh.” 
(Ngữ văn 9 – Tập I/NXB GD)
1. Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào, của ai?
A. Làng – Kim Lân. C. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quan Sáng.
B. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long. D. Cố hương – Lỗ Tấn.
2. Tác phẩm thuộc thể loại nào?
 	A. Tiểu thuyết. C. Truyện dài.
 B. Hồi kí. D. Truyện ngắn.
3. Dòng nào diễn tả đầy đủ nội dung đoạn văn bản?
	A. Những suy nghĩ và tâm trạng của người họa sĩ khi ông cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên làm công tác khí tượng.
	B. Dòng tâm trạng của bác lái xe về anh thanh niên khi kể cho mọi người nghe về anh.
	C. Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của cô gái trong cuộc chia tay.
	D. Tâm trạng của anh thanh niên khi tiếp xúc với họa sĩ và cô gái.
4. Câu văn “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, gợi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.” chứa yếu tố nào?
	A. Tự sự. C. Biểu cảm.
	B. Nghị luận. D. Miêu tả.
5. Dòng nào sau đây không phải là suy nghĩ của anh thanh niên?
A. Khi làm việc, ta với công việc là đôi.
B. Công việc của cháu gắn với việc của bao anh em đồng chí.
C. Nỗi nhớ công việc mới là điều có giá trị, có ý nghĩa.
D. Công việc (tuy) gian khổ nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất.
6. Đoạn trích có mấy từ láy?
	A. Hai từ. C. Bốn từ.
	B. Ba từ. D. Năm từ.
7. Từ “nhọc” trong câu văn: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.” đồng nghĩa với từ nào?
A. Mệt. C. Suy nghĩ.
B. Buồn. D. Băn khoăn.
8. Bộ phận gạch chân, in nghiêng đậm trong đoạn trích thuộc từ loại nào?
A. Danh từ. C. Tính từ.
B. Động từ. D. Phó từ.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn từ 7-9 câu, đề tài bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng một thuật ngữ. Xác định và chỉ rõ thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ nào?
Câu 2 (6 điểm) Kể về một lần em mắc lỗi.

--------------- HẾT ---------------
















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 9 - HKI


I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
B
D
A
B
C
D
A
A
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Viết đoạn văn đủ số câu, đúng hình thức và chủ đề. Diễn đạt mạch lạc, lưu loát, chữ viết sạch đẹp.
1.5

Sử dụng, xác định chính xác thuật ngữ và lĩnh vực khoa học công nghệ của thuật ngữ đó.
0.5
2
Mở bài: Giới thiệu tình huống – một lần mắc lỗi.
(HS có thể kể trực tiếp mà không cần giới thiệu theo cách thông thường)
0.5

Thân bài: Kể trình tự diễn biến sự việc.
+ Tình huống xảy ra khi nào? Ở đâu? Mắc lỗi với ai?
+ Tình huống được giải quyết như thế nào?
+ Tâm trạng, cảm xúc khi mắc lỗi, khi bị trách mắng hoặc khi được tha thứ.
+ Suy nghĩ về lần mắc lỗi đó.
(Tình huống mắc lỗi vô cùng đa dạng: mắc lỗi với cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi, đọc trộm nhật kí của bạn..vv…) 
4.5

Kết bài: Ấn tượng, cảm xúc của bản thân.
0.5

* Về hình thức: 
- Đảm bảo đúng bố cục bài văn, chữ viết sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi…
- Học sinh lựa chọn tình huống, xây dựng trình tự kể hợp lí. Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm, biết sử dụng các hình thức ngôn ngữ như đối thoại, độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện chân thành…
0.5

--------------- HẾT ---------------



File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_20.doc