Đề 21 kiểm tra khảo sát học kì I

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 21 kiểm tra khảo sát học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
................................

I.Phần trắc nghiệm.(2đ)
 Chọn một phương án trả lời em cho là đúng( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ): 
Câu 1. Bài thơ “Đồng chí” là sáng tác của tác giả nào?
A. Chính Hữu.	B. Phạm Tiến Duật.
C. Huy Cận.	 D. Tố Hữu.
Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A.Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Cuối cuộc kháng nhiến chống Pháp.
C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
 D.Trước cuộc kháng nhiến chống Pháp.
Câu 3. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả.
B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh.
D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.
Câu 4. Hai câu thơ: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào là chính?
A. Hoán dụ.	B. Nhân hóa.
C. Điệp ngữ.	D. Nói quá.
Câu 5.Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì?
A.Cảm hứng về lao động.
B. Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. 
C. Cảm hứng về chiến tranh.
D.Cảm hứng về lao động và thiên nhiên vũ trụ.
Câu 6.Nhận xét nào không đúng với tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”?
A.Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người ,lao động bình thường nhưng có lẽ sống cao đẹp..
B.Truyện kết hợp các yếu tố trữ tình, tự sự và bình luận.
C.Truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
D. Truyện xây dựng được tình huống gay cấn, nhân vật đấu tranh nội tâm phức tạp.
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng các từ địa phương Nam Bộ?
A.vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói, tập kết.
B. vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói, tập kết, cây xoài. 
C. vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói. 
D. vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói, tập kết, cây xoài,lòi tói.
Câu 8.Thế nào là độc thoại nội tâm?
A.Người nào đó nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, không thành lời.
B.Lời người nào đó nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng.
C. Lời người nào đó nói với người khác và được trả lời.
D. Lời người nào đó nói thành lời với mình.
I.Phần tự luận. (8đ)
Câu 1( 2đ).
 Suy nghĩ của em từ nhan đề : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Câu 2.(6đ)
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người chiến sĩ lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

-------------HẾT-------------



































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 9 - HKI



I.Phần trắc nghiệm.(2đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
B
A
D
D
C
A

II. Phần tự luận . (8đ)

Câu
Đáp án
Điểm


1

 Bài thơ có nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng thu hút được người đọc, làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính.
0,5đ

Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh trong những năm tháng đánh Mĩ ác liệt, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm , tràn đầy niềm lạc quan cách mạng. 
0,5đ







2
a/ Mở bài :
- Đưa dẫn được lí do có cuộc gặp gỡ.
- Ước muốn được kể cho mọi người nghe cuộc gặp gỡ, trò chuyện đầy cảm động và lí thú đó.

0,5đ

b/ Thân bài. 
- Cảm nhận ban đầu khi gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa.

0,5đ

- Kể lại nội dung cuộc trò chuyện:
+ Điều đặc biệt trong những chiếc xe của anh? Nguyên nhân?
+ Không có kính- mọi khó khăn của thiên nhiên sẽ đến với các anh: Gió, mưa, bụi...Điều gì giúp các anh vượt qua những khó khăn ấy?
+ Hiện thực khốc liệt của chiến trường : bom giật, bom rung, những chiếc xe từ trong bom rơi...khiến xe không con kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước...Vậy động cơ nào giúp những chiếc xe của các anh vẫn băng băng ra chiến trường?
+ Vẫn biết cuộc kháng chiến chống Mĩ là vô cùng gian khổ , ác liệt và kéo dài không biết đến khi nào mới kết thúc, vì sao các anh vẫn có niềm tin, vẫn vững tin để chiến đấu?

4đ

- Bộc lộ suy nghĩ của mình về sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước
0,5đ

c/ Kết bài.
- Bộc lộ cảm xúc sâu đậm của mình về cuộc gặp gỡ đầy lí thú và cảm động đó.

0,5đ
 * Lưu ý: 
 Chỉ cho điểm tối đa với bài viết có bố cục rõ ràng, lời kể tự nhiên, dẫn dắt câu chuyện hợp lí, biết kết hợp các phương thức miêu tả nội tâm, nghị luận và biểu cảm.


-----------------HẾT---------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_21.doc