Đề 3 kiểm tra học kì II – năm học 2006-2007 môn công nghệ 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 kiểm tra học kì II – năm học 2006-2007 môn công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lớp: Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006-2007 MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian: 45’ (không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra : 27 / 04 / 2007 Điểm: Lời phê: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) * Chọn và khoanh tròn vào chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Căn cứ vào thời kì bón, người ta chia ra thành các cách bón phân: a. Bón vãi, bón hàng. b. Bón vãi, bón thúc. c. Bón hàng, bón lót. d. Bón lót và bón thúc. Câu 2: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit là: a. Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa ngô, khoai, sắn. b. Tận dụng đất vườn, bờ mương để trồng cỏ, rau xanh. c. Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt: rơm rạ, thân cây ngô. c. Cả a, b, c đều đúng. Câu 3: Khi xây dựng hướng chuồng nuôi cần xây theo hướng: a. Hướng Bắc. b. Hướng Tây. c. Hướng Đông. d. Hướng Nam hay hướng Đông-Nam. Câu 4: Bệnh truyền nhiễm là bệnh do: a. Các vi sinh vật gây ra. b. Vật kí sinh gây ra. c. Ngộ độc thức ăn gây ra. d. Chấn thương gây ra. * Điền vào khoảng trống của các câu sau sao cho phù hợp. (năng lượng, chất dinh dưỡng, gia cầm) Câu 5: Vai trò của thức ăn vật nuôi: Thức ăn cung cấp (1) cho vật nuôi vận động và phát triển. Thức ăn cung cấp (2) cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho (3) đẻ trứng, cho vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp (4) cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng. * Em hãy khoanh tròn vào chữ cái Đ (đúng) hoặc S (sai) ở các câu trong bảng sau: Câu 6: Biện pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin: Câu Đúng (Đ) Sai (S) 1. Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá) Đ S 2. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn. Đ S 3. Nuôi, tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất. Đ S 4. Trồng xen canh, tăng vụ cây họ đậu. Đ S II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh? Cho ví dụ. (2,5đ) Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm, cá? Cho ví dụ. (1,5đ) Câu 3: Vắcxin là gì? Nêu tác dụng của vắcxin, những điều cần chú ý khi sử dụng vắcxin? Em hiểu như thế nào câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”? BÀI LÀM : ĐÁP ÁN ĐỀ 1 THI HK2 CÔNG NGHỆ 7 (2006-2007) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: d (0,25đ) Câu 2: a (0,25đ) Câu 3: d (0,25đ) Câu 4: a (0,25đ) Câu 5: năng lượng chất dinh dưỡng gia cầm chất dinh dưỡng (1đ) Câu 6: 1. Đ (0,25đ) 2. S (0,25đ) 3. Đ (0,25đ) 4. Đ (0,25đ) II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2,5đ) – Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. (0,5đ) Ví dụ: Khi bị nhiễm lạnh, một số lợn con đi ra ngoài phân trắng, đó là triệu chứng lợn đã bị bệnh. (0,5đ) – Nguyên nhân sinh ra bệnh: + Do yếu tố bên trong (hay yếu tố di truyền). (0,5đ) + Do yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi) như chấn thương, nhiệt độ cao, ngộ độc, kí sinh trùng, vi sinh vật. (0,5đ) Ví dụ: Bệnh lở mồm long móng do vi khuẩn gây ra thành dịch. (0,5đ) Câu 2: (1,5đ) Sự khác nhau: Thức ăn tự nhiên (0,75đ) Thức ăn nhân tạo (0,75đ) – Là những loại thức ăn có sẵn trong nước. – Dễ kiếm, rẻ tiền. – Ví dụ: rong, tảo, ốc. – Là những loại thức ăn do con người tạo ra. – Khó kiếm, giá thành cao. – Ví dụ: cám, ngô, phân hữu cơ, thức ăn hổn hợp. Câu 3: (3đ) – Vắc xin là chế phẩm sinh học được điều chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. (0,5đ) – Tác dụng của vắc xin: giúp cơ thể vật nuôi tạo ra kháng thể chống lại các mầm bệnh. (0,5đ) – Những điều chú ý khi sử dụng vắc xin: (1đ) + Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (150C). + Đã pha vắc xin phải dùng ngay. + Chỉ dùng cho vật nuôi khỏe. + Phải dùng đúng vắc xin và đúng liều lượng. + Sau khi tiêm vắc xin cần theo dõi vật nuôi từ 2 - 3 giờ. * Câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” có nội dung: Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi để giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra thì chúng ta cần phải tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi trước khi vật nuôi mắc phải bệnh, vì khi vật nuôi mắc bệnh thì chúng ta vừa phải tốn tiền chữa trị nhưng chưa chắc vật nuôi khỏi bệnh, và nếu khi khỏi bệnh thì thể trọng vật nuôi đã giảm sút nên hiệu quả chăn nuôi không đạt. (1đ) -----------------
File đính kèm:
- de thi HKII(5).doc