Đề 3 kiểm tra học kỳ 2 môn : ngữ văn 6

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 kiểm tra học kỳ 2 môn : ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Người ra đề : Nguyễn Thị Phương Môn : Ngữ văn 6.
I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm - mỗi câu 0,4 điểm )
Đọc đoạn văn rôì trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu đúng nhất.
. . . . . . “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt . Thuyền có lấn lên .Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nất nhu mì. Ai gọi cũng vâng, dạ dạ ”
 ( Vượt thác )
1. Đoạn văn trên được viết trên phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự.	B. Miêu tả.	C. Nghị luận.	D. Biểu cảm.
2. Đoạn văn trên dùng phép so sánh mấy lần ?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
3. Hình ảnh Dượng Hương Thư được khắc hoạ như thế nào ?
A. Dũng mãnh	B. Oai Phong	C. Hào hùng	D. Cả 3 ý trên.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ Hán Việt ?
A. Rập ràng	B. Cuồn cuộn	C. Hiệp sĩ	D. Tất cả đều sai.
5. Đoạn văn trên có mấy từ láy ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
6. Câu văn : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ là loại câu kể.
A. Đúng	B. Sai.
7. Tác giả của văn bản có đoạn văn trên là ai ?
A. Võ Quảng	B. Đoàn Giỏi	C. Tô Hoài	D. Tạ Duy Anh
8. Ghép đôi cột A với cột B sao cho đúng.
A
B
Ẩn dụ
a) là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hoá
b) Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
So sánh
c) Là gọi hoặc tả cây cối, đồ vật, con vật. . . bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật. . . trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Hoán dụ
d) Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
9. Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết (1), rồi từ đó..(2)..,(3)...
(4)., (6),(7)để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
10. Tình huống nào trong các tình huống sau không phải viết đơn ?
A. Em bị ốm, không đến lớp được.	
B. Gia đình em gặp khó khăn, muốn xin miễn đóng học phí.
C. Em gây mất trật tự trong giờ học, làm cô giáo không hài lòng.
D. Gia đình chuyển chỗ ở em muốn học tiếp chỗ mới đến.
II. TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 1. (2 điểm ) - Viết lặp lại hai khổ thơ đầu và cuối bài thơ “ Lượm ” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2. ( 4 điểm ) – Miêu tả ngôi trường em đang học.
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6
I . TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,4 điểm )
1
2
3
4
5
6
7
10
B
C
D
C
D
B
A
C
Câu 9. Thứ tự các từ cần điền là :
( 1)= quan sát, ( 2 )= nhận xét, ( 3 )= Liên tưởng, (4 )= tưởng tượng , ( 5 )= ví von, ( 6 )= so sánh
Câu 8.
1
2
3
4
B
C
A
D
II. TỰ LUẬN 
Câu 1. Hình ảnh Lượm được tái hiện lặp lại ở khổ đầu, khổ cuối bài thơ là sự khẳng định Lượm đã hy sinh, nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ với quê hương, đất nước vơi tất cả mọi người.
Câu 2. a) Yêu cầu: làm đúng kiểu bài văn tả cảnh. Trình bày đủ ba phần theo bố cục.
+ Mở bài : Giới thiệu ngôi trường em đang học.
+ Thân bài : 	- Tả bao quát chung.
	- Tả chi tiết theo trình tự hợp lý.
+ Kết luận : Nêu suy nghĩ, tình cảm của em dối với ngôi trường.
b) Biểu điểm :
Điểm 6 : Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài.
Điểm 4 –5 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài.
Điểm 3 :Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài.
Điểm 1 – 2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài.
Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc làm lạc đề.

File đính kèm:

  • docNV-6-MH.doc