Đề 3 kiểm tra khảo sát học kì 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm): Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất. Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”. (Những ngôi sao xa, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2) 1. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế C. Cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tự nhiên, sinh động D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn 2. Câu văn " Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. " là câu rút gọn chủ ngữ. Từ nào dưới đây có thể khôi phục đúng chủ ngữ cho câu? A. Tôi B. Mình C. Đơn vị D. Chúng tôi 3. Dòng nào dưới đây chỉ chứa các câu đặc biệt? “Chúng tôi có ba người.”; “Ba cô gái.” “Chúng tôi có ba người.”; “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.” “Ba cô gái.”; “Những tảng đá to” “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.”; “Những tảng đá to.” 4. Từ ngữ được gạch chân trong câu văn “Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản.” là từ kết nối chỉ kiểu quan hệ nào? Quan hệ bổ sung C. Quan hệ nghịch đối Quan hệ thời gian D. Quan hệ nhân quả 5. Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời ? A. Mùa xuân nho nhỏ C. Viếng lăng Bác B. Con cò D. Nói với con 6.Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác? A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra thăm Bác D. Những suy nghĩ về quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác 7. Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ ? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá C. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ D. Không có kính không phải vì xe không có kính 8. Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ? A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương B. Chỉ cần trong xe có một trái tim C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này D. Đêm nay rừng hoang sương muối Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 1. (2 điểm): Hãy chép lại chính xác khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó. Câu 2. (6 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện. Hót chi mà vang trời” Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) ----------- HẾT ----------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 I/ Trắc nghiệm (2 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D C A A B C D II/ Tự luận (8 điểm): Câu ý Nội dung cần đạt Điểm 1 (2 đ) 1 - Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác. - Viết được đoạn văn nêu nội dung của đoạn thơ( khoảng 8 - 10 câu), đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ. - Nêu được nội dung của khổ thơ: ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và những tình cảm thành kính, biết ơn của tác giả và nhân dân đối với Bác. 0,5 0,5 1 - Hình thức: Chép đúng câu chữ (Sai một lỗi trừ 0,25 điểm) + Viết được đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 8 - 10 câu, đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ. 0,5 2 (6đ) * Yêu cầu chung: - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường. - Bài làm phải thể hiện được sự đánh giá sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Đồng thời khẳng định ý nghĩa của bài trong giáo dục thế hệ trẻ. - Không cho điểm tối đa với những bài mắc lỗi. * Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những kiến thức khái quát về tác giả Thanh Hải, về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ về đoạn thơ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau: 1. - Giới thiệu chung về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Giới thiệu vị trí và nêu nội dung cơ bản của đoạn thơ 0,25 0,25 2. 3 4 * Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân: - Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất đẹp, hiền hoà, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực của xứ Huế mộng mơ. + Bức tranh xuân ấy được chấm phá bằng rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh và đường nét. Có một dòng sông xanh hiền hoà, mênh mang làm nền cho sắc tím của bông hoa tím biếc, màu tím của xứ Huế thơ mộng, của nhớ nhung đã tạo nên cảm giác thật mát dịu! + Động từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một dụng ý NT của tác giả. Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa. Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng như khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử. + Những nét chấm phá ấy đã vẽ ra được một không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện. Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường. + Các từ than gọi “ơi, chi” mang chất giọng ngọt ngào sôi nổi và tha thiết đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gần gũi). * Cảm nhận về cảm xúc của nhà thơ: + Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm, lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao trong sáng. + Bằng sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ, nhà thơ đã tạo dựng được một hình ảnh tuyệt đẹp, gợi ra sự liên tưởng phong phú cho người đọc về âm thanh của tiếng chim. Niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. * Cảm nhận, suy nghĩ về nghệ thuật đoạn thơ: + Đoạn thơ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm. Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. + Sử dụng những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót) * Đánh giá chung: - Đây là đoạn thơ đặc sắc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, kết tinh vẻ đẹp, thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ, tứ thơ xoay quanh cảm hứng về mùa xuân, từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời đến mùa xuân của đất nước. cảm hứng xuân phơi phới với những hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu tươi vui tha thiết đã tạo lên sự đặc sắc cho đoạn thơ. 2 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1 1 5. - Cảm nhận chung về đoạn trích - Khẳng định giá trị của bài thơ trong nền văn học VN 0,25 0,25 ( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt...) ----------- HẾT -----------
File đính kèm:
- van 9_ks2_3.doc