Đề 3 Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2012 -3013 môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2012 -3013 môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/4 - Mã đề 641 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2012 - 3013 MÔN: HÓA HỌC - THPT Ngày thi: 25/04/2013 Thời gian làm bài: 60 phút; (48 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 4 trang) Mã đề thi 641 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Ca = 40; Fe = 56 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Từ Câu 1 đến Câu 32 Câu 1: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc hai? A. CH3NHCH3. B. C6H5NH2. C. CH3CH(CH3)NH2. D. H2N[CH2]6NH2. Câu 2: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là A. 12,05 gam. B. 11,05 gam. C. 11,15 gam. D. 12,15 gam. Câu 3: Một loại nước có chứa nhiều muối Ca(HCO3)2 thuộc loại A. nước cứng vĩnh cửu. B. nước cứng tạm thời. C. nước khoáng. D. nước cứng toàn phần. Câu 4: Tripeptit là hợp chất A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit. B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. Câu 5: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là A. stearic. B. triolein. C. tristearin. D. tripanmitin. Câu 6: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 7: Cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl. Các chất tác dụng với dung dịch HCl là A. Al, Fe, Ag. B. Cu, Al, Fe. C. CuO, Al, Fe. D. Cu, Ag, Fe. Câu 8: Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch chất A, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Chất A là A. alanin. B. axit axetic. C. anilin. D. glucozơ. Câu 9: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Ag + Cu(NO3)2. D. Zn + Fe(NO3)2. Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Ba, K. B. Na, Fe, K. C. Na, Cr, K. D. Be, Na, Ca. Câu 11: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NH3. Câu 12: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH3COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-C2H5. D. CH2=CH-COO-CH3. Câu 13: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra sản phẩm khử (chứa nitơ) là Trang 2/4 - Mã đề 641 A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 14: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính khử là A. Ag, Fe, Cu. B. Fe, Cu, Ag. C. Ag, Cu, Fe. D. Cu, Fe, Ag. Câu 15: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là A. K2SO4. B. KNO3. C. FeCl2. D. BaCl2. Câu 16: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là A. MgCl2 và FeCl3. B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. CuSO4 và HCl. Câu 17: Cho dãy các chất: metyl axetat, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 18: Có ba chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH/HCl. D. Quì tím. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là A. C4H8O2. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O4. Câu 20: Phản ứng tạo ra muối sắt (II) là A. Fe + H2SO4 loãng, dư. B. Fe + H2SO4 đặc, nóng, dư. C. Fe + HNO3 loãng, dư. D. Fe + Cl2 dư. Câu 21: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. protein. Câu 22: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là A. Cu2+ + 2e → Cu. B. Cu → Cu2+ + 2e. C. Cl2 + 2e → 2Cl . D. 2Cl → Cl2 + 2e. Câu 23: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch A. K2SO4. B. KNO3. C. KCl. D. KOH. Câu 24: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 11,2. B. 2,8 C. 5,6. D. 1,4. Câu 25: Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là A. đồng. B. bạc. C. nhôm. D. vàng. Câu 26: Cho dãy các chất: C6H12O6 (glucozơ), CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 27: Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA. B. ô 13, chu kì 3, nhóm IB. C. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIB. D. ô 13, chu kì 3, nhóm IA. Câu 28: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là A. I, II và III. B. II, III và IV. C. I, III và IV. D. I, II và IV. Câu 29: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có công thức phân tử C2H4O2 và tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 30: Dẫn 17,6 gam CO2 vào dung dịch có chứa 0,3 mol Ca(OH)2. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 25 gam. B. 20 gam. C. 40 gam. D. 30 gam. Câu 31: Chọn phát biểu không đúng. A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. B. Nhôm là kim loại lưỡng tính. C. Nhôm bị phá huỷ trong môi trường kiềm. D. Nhôm là kim loại có tính khử yếu hơn kim loại kiềm. Trang 3/4 - Mã đề 641 Câu 32: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 300 gam. B. 360 gam. C. 270 gam. D. 250 gam. II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn một trong hai phần riêng (A/ hoặc B/) để làm bài. Nếu làm cả hai phần (A/ và B/) sẽ không được tính điểm phần riêng. A/ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Từ Câu 33 đến Câu 40 Câu 33: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là A. 14. B. 12. C. 16. D. 8. Câu 34: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 35: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. CH5N. B. C3H7N. C. C2H5N. D. C3H9N. Câu 36: Cho m gam kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 10,8. B. 2,7. C. 5,4. D. 8,1. Câu 37: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Mg, Zn, Cu. D. Al, Fe, Cr. Câu 38: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polistiren là A. C6H5CH=CH2. B. CH2=CH–CH=CH2. C. CH2=CHCl. D. CH2=CH–CH3. Câu 39: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là A. khử ion kim loại thành nguyên tử. B. cho ion kim loại tác dụng với axit. C. oxi hoá ion kim loại thành kim loại. D. cho ion kim loại tác dụng với bazơ. Câu 40: Propyl fomat được điều chế từ A. axit axetic và ancol propylic. B. axit propionic và ancol metylic. C. axit fomic và ancol metylic. D. axit fomic và ancol propylic. B/ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Từ Câu 41 đến Câu 48 Câu 41: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu vàng. C. màu vàng sang màu da cam. D. không màu sang màu da cam. Câu 42: Dãy gồm các chất đều có tính chất lưỡng tính là A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. B. Ca(HCO3)2, Al(OH)3, Al. C. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3. D. Al2O3, Al(OH)3, Na2CO3. Câu 43: Khử CH3CH2COOCH3 bằng LiAlH4, t0 thu được CH3OH và A. CH3CH2CHO. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2OH. D. CH3CH2COOH. Câu 44: Cho 0 0 Pin(Zn Cu) 2E 1,10V, E 0,34VCu / Cu , thế điện cực chuẩn (E 0) của cặp oxi hoá – khử Zn2+/ Zn là A. + 1,44V. B. – 0,76V. C. – 1,44V. D. + 0,76V. Câu 45: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit (X) thu được 2 mol alanin, 2 mol glyxin và 1 mol valin. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn (X) chỉ thu được các đipeptit sau: Ala-Val, Val-Gly, Gly-Ala. Trình tự các amino axit trong phân tử (X) là Trang 4/4 - Mã đề 641 A. Ala-Val-Ala-Gly-Gly. B. Gly-Ala-Val-Ala-Gly. C. Val-Gly-Ala-Gly-Ala. D. Gly-Ala-Val-Gly-Ala. Câu 46: Hoà tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 8,1. B. 4,05. C. 5,4. D. 2,7. Câu 47: Polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số trùng hợp là A. 1000. B. 1600. C. 10000. D. 162. Câu 48: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 18,38 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 17,80 gam. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- THPT.HOA_641.pdf