Đề 3 thi học kì 2 (2008-2009)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 thi học kì 2 (2008-2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	ĐỀ 3/ HKII (08-09) Thầy: Trần Đăng Tá
1/ Cho biết Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mơi”:
 a/ Tác giả? b/ Thời điểm viết? c/ Phương thức biểu đạt? d/ Luận điểm chính cuả bài?
2/ Để triển khai luận điểm chính , tác giả đả trình bày những luận cứ (luận điểm phụ) nào?
3/ Theo tác giả,hành trang quan trọng nhất mà lớp trẻ Việt Nam cần chuẩn bị khi bước sang thế kỷ mới là gì?
 a/ Trình độ học vấn. b/ Điều kiện làm việc. c/ tiềm lực cuả bản thân. d/ Thời cơ hội nhập
4/ Theo tác giả, điểm nào sau đây không phải là điểm mạnh của con người Việt Nam?
 a/ Thông minh nhạy bén. b/ Cân cù sáng tạo. c/ Thích ứng nhanh. d/ Nghiêm túc ,tỉ mỉ.
5/Ý nghĩa lâu dài của chuẩn bị “ hành trang vào thế kỷ mới” là gì?.
6/ Những thành ngữ , tục ngữ có sử dụng trong văn bản: “ Chuẩn bị hành trang vào thế kĩ mới ” là gì? Ý nghĩa?
7/ Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản “ chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là gì?
8/ Hành trang trong văn bản được hiểu với ý nghĩa như thế nào?
 a/ Đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. b/ Trang phục : quần ,áo giày , dép.
 c/ Hành trang tinh thần như tri thức , kỷ năng , thói quen. d/ Những vật trang trí trong nhà.
9/Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước được nêu trong văn bản là gì ? 
10/Vì sao bài viết chuẩn bị hành trang lại hướng về thế hệ trẻ?
 a/ Vì họ là lực lượng quyết định tương lai đất nước. b/ Vì họ chiếm số đông trong dân số.
 c/ Vì họ còn trẻ , khỏe dễ tiếp thu. d/ Vì họ tuy tích cực nhưng còn nhiều nhược điểm.
11/ Sắp xếp lại theo thứ tự của bố cục bài viết “ chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
 a / Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
 b / Bối cảnh nền kinh tế thế giới và mục tiêu, nhiệm vu của đất nước
 c/ Chuẩn bị quan trọng nhất là bản thân con người 
 d/ Nhiệm vụ của chúng ta 
 đ/ Những điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam khi bước vào nền kinh tế trong thế kỉ mới
12/ Theo em , bài viết có giá trị thức tỉnh người đọc ở điểm nào ?
 a/ Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam
 b/ Tự nhìn nhận , so sánh để nhận ra chính mình
 c/ Quyết tâm có thói quen tốt đẹp từ những việc nhỏ nhất 
 d/ Cả ba ý trên
13/Ý nào nêu đúng những yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết?
 a/ Kiến thức lí luận uyên thâm , viện dẫn nhiều sách vở
 b/ Vấn đề đặt ra vừa có ý nghĩa thời sự , vừa có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình phát triển của đất nước
 c/ Cách nhìn nhận vấn đề khách quan , thái độ tôn trọng, có tinh thần trách nhiệm cao 
 d/câu văn nhiều hình ảnh , giàu ý nghĩa biểu tượng
 e/ Đưa ra những dẫn chứng sinh động
 f/Lí luận giản dị mà chặt chẽ
14/ Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú?
 a/Này , hãy đến đây nhanh lên ! b/ Tôi đoán chắc ngày mai anh ta cũng đến 
 c/ Mọi người , kể cả nó , đều nghĩ là sẽ muộn d/ Chao ôi đêm trăng đẹp quá
15/ Từ “có lẽ” trong câu “Trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?
 a/ Trạng ngữ. b/ Bổ ngữ. c/Biệt lập tình thái. d/ Biệt lập cảm thán.
16/ Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” , ở trang 28 có câu: (Muốn vậy thì khâu đầu tiên………….từ những việc nhỏ nhất) có chứa thành phần biệt lập gì? Chỉ ra?
17/ Lời gọi đáp trong câu ca dao sau hướng tơi ai?
( Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn)
 a/ Hướng tới “bầu”. b/ hướng tới “bí”. c/ Không hướng tới ai. d/ Cả 3 ý trên.
18/ Trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có đoạn trích sau:
( Mặt Lão nghiêm trang lại…../_ Việc gì thế, cụ ? ./ _Ong giáo để tôi nói……Nó hơi dài một tí. / _ Vâng , cụ nói. / _ Nó thế này, ông giáo ạ!... và lão kể……..)
Đoạn văn trên có chứa thành phần biệt lập nào? Gạch dưới những thành phần đó.
19/ Trong các câu sau , Câu nào có thành phần gọi – đáp? Chỉ ra? 
 a/ Cậu có nhớ bố không , hả cậu Vàng. b/ Vẫy đuôi thì cũng giết!
 c/ Kiếp ai thì cũng thế thôi , cụ ạ ! d/ Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? 
 g/ Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. h/ Phải, không dám , bác chơi.
20/ Cho biết thành phần phụ chú trong những câu sau và có quan hệ với thành phần khác trong câu như thế nào?
 A/ Không thể sao chép kinh nghiệm, như trước đây một số trường “ học Bắc Lý” chỉ ở vài hình thức : cái vườn sinh vật hay cái cột đo thời tiết. ( Tố Hữu)
 B/ Bài Tràng giang của Huy cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái buồn man mác của nó. ( Nguyễn Hiền Lê )
 C/ Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày – cốt để cho người khác để ý.
 D/ À ra thế – ông nghĩ thầm – bác ta từng quen nhiều họa sĩ . Cũng là tay có máu nghệ thuật đấy.
 E/ - Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhân ra ư ? – Người lái xe bổng nhiên lại hỏi.
- Có . tôi có nhận ra. Sa pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bòlang cổ có chuông đeo ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. – Chổ ấy là Tà Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời. ( Nguyễn Thành Long )
G/ Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh
21/ Cho biết và nêu tác dụng của thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì? 
 Cô gái nhà bên ( có ai ngờ) 
 Cũng vào du kích
 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
 Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)
 a/ Miêu tả về cô gái.
 b/ Kể về cuộc bất ngờ của tác giả và cô gái.
 c/Bộc lộ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.
 d/ Thể hiện mối quan hệ của tác giả và cô gaí.
22/ Trong câu “ Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”
 (Nguyễn Quang sáng)
 Thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với từ ngữ trước đó? 
 a/ Quan hệ bổ sung	b/ Quan hệ điều kiện.
 c/ Quan hệ nguyên nhân. 	c/ Quan hệ tương phản.
23/ Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có câu chứa thành phần biệt lập
24/ Bổ sung bài tậpV.B :Ghi lại theo thứ tự nội dung cột A cho phù hợp với nội dung cột B và C:
TT
A- Phẩm chất
B-Cái mạnh- Quan hệ với nhiệm vụ xây dựng đất nước
C-Cái yếu- Quan hệ với nhiệm vụ xây dựng đất nước
1-
Thói quen
Thông minh nhạy bén với cái mới => Có ích cho xã hội ngày mai 
Đố kị, “ Trâu buộc ghét trâu ăn” =>Cản trở sự gắn kết trong thế giới mạng
2-
Đức tính
Thích ứng nhanh =>Tận dụng được cơ hội, ứng phó với hội nhập
Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành =>Không thích ứng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3-
Trí tuệ
Đùm bọc, đoàn kết =>Huy động được sức lực , trí tuệ trong xây dựng đất nước
Thiếu tỉ mỉ “ Nước đến chân mới nhảy”, không coi trọng quy trình công nghệ => là vật cản trong mội xã hội công nghiệp, hậu công nghiệp
4-
Tình cảm
Cần cù sáng tạo=>Có tác dụng thiết thực trong nền kinh tế tri thức
Sùng ngoại,khôn vặt, thói quen nếp nghĩ còn lạc hậu=>Gây tác hại trong qúa trình kinh doanh hội nhập

File đính kèm:

  • docOn tap hoc ki 2 de 3.doc