Đề 3 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 3Đề A: Câu 1: (2 điểm) Tại sao nói Enxa có vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp L.Aragon ?Câu 2: (8 điểm) Dựa vào số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải ), hãy bình luận câu triết lý “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Đề B: Câu 1: (2 điểm) Nêu những nét đặc trưng về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?Câu 2: (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Các vị La hán chùa Tây Phương” của Huy Cận ? Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:Nỗi niềm xưa nghĩ mà thươngDẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòngNhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố NhưMai sau dù có bao giờCâu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay ...”( Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu )-------------------------------------------------------GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 3ĐỀ A:Câu 1:Tại sao nói Enxa có vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp L.Aragon - Năm 1928, Aragon gặp Enxa. Sau đó không bao lâu họ lấy nhau. Và:* Về cuộc đời:- Enxa đã kéo Aragon ra khỏi tư tưởng bi quan, đưa ông thâm nhập càng sâu vào lý tưởng cách mạng tháng 10, tìm được lẽ sống, lý tưởng* Về sự nghiệp:- Enxa giúp ông từ bỏ chủ nghĩa dada, siêu thực, chuyển sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.- Enxa trở thành cảm hứng và là đối tượng trong phần lớn sáng tác của Aragon. Ông có cả vườn thơ Enxa ( Enxa, Anh chàng say đắm Enxa, Nát lòng...)Hình tượng Enxa trong thơ được ông tập trung khắc họa ở đôi mắt và đôi bàn tay.Câu 2ựa vào số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải ), hãy bình luận câu triết lý “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:“ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...) => Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh... => Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. 3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vạt Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.ĐỀ B:Câu 1:Nêu những nét đặc trưng về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí MinhPhong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.• Văn chính luận : Bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .• Truyện – kí : Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.• Thơ ca : Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ CM.Câu 2:Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Các vị La hán chùa Tây Phương” của Huy Cận - Chùa Tây Phương ở tỉnh Hà Tây có 18 vị La Hán được đánh giá là tác phẩm đẹp và bậc nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.- Năm 1940 , Huy Cận đã có dịp làm quen với nhóm tượng La Hán khi đi tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc . Sau chuyến ấy đi nhà thơ cứ vấn vương , ám ảnh mãi , đến 20 năm sau (1960) , Huy Cận trở lại thăm chùa và sáng tác bài thơ này .- Bài thơ được in trong báo tết 1961 giữa không khí phấn khởi miền Bắc đi những bước vững chắc trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa mới chuẩn bị đi vào kế họach năm năm lần thứ nhất Câu 3:1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.2. Đại ý : Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của Tố Hữu với Nguyễn Du.3. “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương”-“Nỗi niềm xưa” là nỗi niềm của người xưa - của Nguyễn Du. “Thương” là thái độ tình cảm của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du mà đặc biệt là nỗi niềm của Nguyễn Du.4. Nỗi niềm của Nguyễn Du lúc sinh thời:+ Tình đời sâu nặng: “Dìa lìa ngó ý còn vương tơ lòng/ Nhân tình nhắm mắt chưa xong” ( sử dụng hình thức tạp Kiều)+ Nỗi cô đơn và khao khát được chia sẽ, đồng cảm: “Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” ( Vận dụng linh hoạt ý thơ của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh ký )=> Tố Hữu vừa cảm thông nỗi cô đơn, vừa trân trọng tình đời sâu nặng và khao khát được hậu thế đồng cảm của Nguyễn Du.4. Hai câu cuối:Sử dụng hình thức tập Kiều để thể hiện sự nhắn gửi của Nguyễn Du đối với hậu thế “ Mai sau dù có bao giờ “ và tác giả bày tỏ sự đồng cảm của hiện tại đối với quá khứ, của tác giả đối với Nguyễn Du “Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay.”5. Mối đồng cảm của tác giả với Nguyễn Du đã làm nên giá trị nhân đạo cho đoạn cũng như bài thơ.

File đính kèm:

  • docde thi tot nghiep THPT(3).doc