Đề 4 học kì 2 (2008-2009)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 học kì 2 (2008-2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 4 / HK2 (08-09) Thầy: Trần Đăng Tá 1 Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten” thuộc thể loại nào? Tác gỉa cuả văn bản? Ý tưởng chính mà tác giả muốn nói qua văn bản là gì ? 2/ Theo Buy –Phông, loài cưù không có tính cách nào sau đây? a/ Thân thương. b/ Bắt chước. c/ Ngu ngốc . d/ sợ sệt . 3/ Tính cách nào của loài sói trong quan niệm của La Phông Ten khác với Buy Phông? a/ Hư hỏng b/ Khốn khổ c/ Độc ác d/ Khát máu. 4/ Cách viết về Chó sói và cừu của Buy Phông và la Phông Ten có điểm gì giống nhau? a/ Cả hai ông đều sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về chúng. b/ Cả hai ông đều dựa vào đặc tính của cừu và chó sói để nói về chúng. c/ Cả hai ông đều viết về loài cừu và loài sói nói chung, chứ không viết về một con cụ thể. d/ Cả hai ông đều viết về cừu và sói như những số phận ,tính cách cụ thể. 5/ Sức thuyết phục của văn bản: “ Chó sói và cừu…..” thể hiện qua cách viết nào? a/ Liệt kê nhiều dẫn chứng. b/ Phân tích chi tiết. c/ So sánh , đối chiếu. d/ Phản đề. 6/ Mục đích chính của văn bản “ Chó sói và cừu…….” Là gì ?. a/ Bàn về đặc điểm tính cách của loài cừu. b/ bàn về đặc điểm tính cách của loài sói. b/ Bàn về lối sống của hai loài vật Cừu và Sói c/ Bàn về sự khác biệt giữa cái nhìn của nhà văn và nhà khoa học. d/ Bàn về đặc trưng sáng tác của văn chương nghệ thuật 7 / Vấn đề đưa ra bàn luận trong văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn…” là gì? a/ Hình tượng sói trong thơ La Phông ten. b/ Hình tượng cừu trong thơ La Phông Ten. c/ Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten. d/ Hình tượng cừu và sói dưới ngòi bút của Buy Phông. 8/ Điền từ và cụm từ vào sơ đồ để làm rõ trình tự phân tích trong mỗi phần của văn bản. a/----------------------àb/----------------------------àc/- Hình tượng cừu qua ngòi bút của La Phông Ten d/----------------------à đ/-Chó sói qua ngòi bút của Buy Phông.e/------------------------------------------ 9/ Nhận xét nào không đúng về cách viết của Buy phông ? a/ Viết về loài sói hoặc loài cừu nói chung. b/ Nhà khoa học đã nhân hóa Sói và Cừu. c/ Nhà khoa học đã quan sát chính xác, ghi lại khách quan. d/ Nhà khoa học giúp người đọc hiểu những đặc tính cơ bản của loài sói và cừu. 10/ Nhận xét nào khái quát được cách viết của Hi pô lit Ten? a/ Viết theo phong cách nghị luân văn chương. b/ Viết về chó sói, cừu non trong thơ ngụ ngôn của la Phông Ten. c/ Đánh giá hình tượng nhân vật đó trên cơ sở sáng tác của La Phông Ten d/ Cả ba ý trên. 11/ Nhận xét nào không phải cuả H. Ten về nhân vật chó sói trong thơ La Phông Ten ? a/ là tên trộm cướp. b/ Là tên bạo chúa khát máu. c/ Là kẻ tốt bụng.d/ Là gã vô lại. 12/ Từ bài nghị luận chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten, nhà nghiên cứu H- Ten đã cho ta hiểu thêm những điều gì? Điều nào làquan trọng nhất? 13/ Những đề bài nào thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng , đạo lí? a/ Suy nghĩ về đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. b/ Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó. c/ Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” d/ Suy nghĩ về câu có chí thì nên 14/ Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là gì ? 15/ v Ý nào sau đây không phù hợp với bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí? a/Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa ,đạo đức , lối sống cuả con người. b/ Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ , chính xác. c/ Văn viết cần trau chuốt , bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ. d/ Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích,so sánh, phân tích, đối chiếu… v Từ dàn bài chung sau đây , viết thành bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí : Đề 5 (sgk/52) Nghị luận về “Có chí thì nên” *Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết đólà một chân lí. *Thân bài: -Giải thích nội dung vấn đề: Chí là gì? nên là gì ? Ý nghĩa của câu tục ngữ ? - Biểu hiện có ý chí - kết qủa. - Biểu hiện thiếu nghị lực - kết qủa -Một số gương có ý chí nghị lực *Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân qua ý nghĩa và thực tiễn đúng đắn của câu tục ngữ về nhận thức,về hành động (học tập, tu dưỡng, lập nghiệp) Đề 7 (sgk/52) : Nghị luận về “Tinh thần tự học” * Mở bài: Giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần tự học * Thân bài: - Giải thích nội dung vấn đề : Học là gì? Thế nào là tự học? -Ý nghĩa và tầm quan trọng của tự học: giúp con người năng động, biết tự hoàn thiện cá nhân, không ỷ lại, hiệu quả học tập cao. -Nêu thí dụ về một vài tấm gương tự học tiêu biểu, nêu kinh nghiệm tự học cá nhân. *Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của tinh thần tự học và ý nghĩa đối với cá nhân mọi người về tự học 16/Nối từ ngữ cột (A ) với nội dung phù hợp với cột ( B ) 1/ Phép lặp từ ngữ a/ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước. 2/ Phép đồng nghiã, trái nghĩa, liên tưởng b/ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước 3/ Phép thế c/ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước 4/ Phép nối d/ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. 17/Hai câu trong sgk/39,40 “ Nhà thơ hiểu rằng……Ông để cho…….hài kịch về sự ngu ngốc” liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 18/ Hai câu trong sgk/3 “ Học vấn không chỉ là…...Bởi vì học vấn……..toàn nhân loại” Liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 19/Trong tác phẩm “tắt đèn” của Ngô Tất Tố có đoạn trích: “Người nhà Lí trưởng sấn sổ bước giơ gậy chực đánh chị Dậu (1). Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn .(2) Hai người giằng co nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.(3) Hai đứa trẻ con đều khóc om sòm .(4) Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông Lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”(5). Tìm phương tiện liên kết và phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? 20/Tìm phương tiện liên kết và phép liên kết trong đoạn văn sau của Nguyễn Đình Thi “Nghe chuyện Phù ĐổngThiên Vương , tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi , sức vóc khác người , nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.(1) Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc , nhưng bị thương nặng .(2)Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm”(3)… 21/Tìm phép liên kết, phương tiện liên kết trong đoạn văn của Nguyễn Trung Thành “T rú thét lên một tiếng .(1)Chỉ một tiếng thôi , nhưng tiếng thét của anh bổng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn.”(2) 22/ Tìm phép liên kết , phương tiện liên kết trích trong đoạn trích ( Chí Phèo – Nam Cao): “ Chí phèo nhận ra ngay.(1) Hắn tức khắc đến nhà đội Tảo và cất tiếng chửi ngay từ đầu ngõ(2). Giá gặp phải hôm khác, thì có án mạng rồi: đội Tảo cũng có thể đâm chém được, chưa bao giờ chịu hàng trước cuộc giao tranh.(3)Nhưng phúc đời cho hắn, hay là cho Chí Phèo,hôm ấy hắn ốm liệt giường, không sao nhấc mình dậy được,có lẽ hắn cũng không biết Chí Phèo chửi hắn. (4)Vợ hắn, thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu, và biết đầu đuôi món nợ, lấy năm mươi đồng dấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo (5).Đàn bà vốn chuộng hòa bình: họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạch làm gì cho sinh sự. (6)Vã lại bà Đội cũng nghĩ rằng: chồng mình đang ốm” BÌNH LUẬN MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG DÀN BÀI CHUNG 1- Mở bài : Giới thiệu vần đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận. 2- Thân bài: - Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng ,đạo lí - Nhận định , đánh giá vấn đề tưi tưởng ,đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung 3- Kết bài : Két luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động Đề 5 (sgk/52) 1-Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí. 2-Thân bài: -Chí là ý chí, chí hướng đúng đắn, tốt đẹp. -Nên là nên việc, nên người, tức là thành công, thành đạt. -Ý nghĩa của câu tục ngữ: có quyết tâm kiên trì theo đuổi mục đích đúng đắn, tốt đẹp thì sẽ đạt được nguyên vọng. -Câu tục ngữ trên đúng vì đường đời không dễ dàng trơn tru… mà có rất nhiều khó khăn, nguy hiểm…. không dễ vươt qua, có khi còn đưa đến thất bại. Vì thế nếu không có ý chí, nghị lực thì khó mà thành công. Bác Hồ cũng đã từng dặn dò: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” -Ngược lại là những kẻ nhụt chí, nản chí, khi gặp thất bại, gặp khó khăn, nguy hiểm thì chán nản, buông xuôi, đầu hàng… -Những tấm gương lớn trong lịch sử cứu nước, xây dựng và phát triển đất nước, sáng chế, phát minh… nhờ có chí lớn… Tấm gương của Bác Hồ quyết chí giải phóng đất nước… -Những tấm gương thành đạt trong học tập, công tác, lao động, lập nghiệp… nhờ có ý chí… Tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí… 3-Kết bài: -Rút ra bài học cho bản thân qua ý nghĩa và thực tiễn đúng đắn của câu tục ngữ Bài học về nhận thức Bài học về hành động (học tập, tu dưỡng, lập nghiệp) -Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn Đề 7 (sgk/52) 1- Mở bài: Giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần tự học 2-Thân bài: -Học là gì? Học là một quá trình thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một cá nhân Có học mới có kiến thức và kĩ năng để sống, hòa nhập xã hội. Không ai có thể học học ai đựơc vì ai học người ấy mới có kiến thức, kĩ năng. -Thế nào là tự học? Tự học là “tự mình”, “độc lập” tiếp nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Tự học có thể chia làm 3 loại: Tự học hoàn toàn (tự mài mò). Tự học có hướng dẫn, chỉ bảo của người khác Học theo trường, lớp (có thầy dạy) nhưng chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức và hình thành kĩ năng -Ý nghĩa và tầm quan trọng của tự học: giúp con người năng động, biết tự hoàn thiện cá nhân, không ỷ lại, hiệu quả học tập cao. Nêu thí dụ về một vài tấm gương tự học tiêu biểu, nêu kinh nghiệm tự học cá nhân. 3-Kết bài Khẳng định lại tính đúng đắn của tinh thần tự học cá nhân mình về tự học HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT TỪNG PHẦN: Đề 5 ( sgk/52) “ Có chí thì nên” A-Mở bài: Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề: Hoài bảo ý chí,nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian “ Có chí thì nên”đã nêu bật tầm quan trọng đó. Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng: Sống tức là lhắc phục khó khăn . Khôngcó ý chí niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở nghại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó từ xưa nhân dân ta đã dạy: “ Có chí thì nên” Cách 3: Suy từ tâm lí con người: Ở đời , mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bở thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã dạy: : “ Có chí thì nên” B- Thân bài: - Trước hết phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài: Thật vậy ….Đúng như vây….. -Viết từng câu để triển khai luận cứ , viết từng đoạn để triển khai luận điểm -Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nỗi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục - Chuyển qua phần kềt bài có thể bằng : Tóm lại…Nói tóm lại. Như vậy.. C- Kết bài : Tương ứng với cách mở bài Cách 1: Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí , hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn…….. Cách 2: Một người chỉ sống có một lần,chỉcó một thời gian tuổi trẻ , nếu không có ý chí , hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao….. Cách 3: Cho nên có hoài bảo tốt đẹp là rất đáng qúy , nhưng đáng qúy hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người ……… Đề 7 (sgk/52) “ Tinh thần tự học” A- Mở bài: Cách 1: Dân tộ ta có truyền thống hiếu học .Tự học là một đức tình, một phẩm chấc tốt đẹp của con người. Phẩm chất cao qúy này đã thấm nhuần trong cuộc sống của mỗi người từ xưa đế nay đả đưaco người đến thành công trong cuộc đời Cách 2: Từ xưa đến nay , nhân dân ta luôn đề cao những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người. Một trong những phẩm chất cao qúy ấy thường được nhắc nhở trong gia đình và nhà trường là tinh thần tự học đã mang đến sự thành công cho con người. Cách 3: Tự học là một việc rất lớn đối với con người nói chung và mỗi học sinh nói riêng . Vấn đề này luôn được nhà trường và gia đình quan tâm , nhắc nhỡ, động viên. Vậy thế nào là tinh thần tự học ? Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó như thế nào ? Thái độ của chúng ta ra sao trước vấn đề đó ? B- Thân bài: - Trước hết phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài: Thật vậy ….Đúng như vây….. -Viết từng câu để triển khai luận cứ , viết từng đoạn để triển khai luận điểm -Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những tấm gương tiêu biểu tự học và nêukinh nghiệm tự học của bản thân - Chuyển qua phần kềt bài có thể bằng : Tóm lại…Nói tóm lại. Như vậy.. C- Kết bài : Tương ứng với cách mở bài: Nêu nhận xét chung rồi rút ra bài học hoặc mở rộng 18-Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đọan văn sau: A-Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ dồng lúa chín . Tre hi sinh để bảo vệ con người.( Thép Mới- cây tre Việt Nam) B- Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương Trần Liễu.Từ thưở nhỏ, chàng trai họ Trần đã tỏ ra thông minh , ham đọc sách và năng dượt cung tên.Năm 1285, quân Mông –Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẽ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp rồi mất ở đấy. Nhân dân ntôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. ( Theo sách gk ngữ văn 8)
File đính kèm:
- On tap hoc ki 2 de 4.doc