Đề 4 kiểm tra 1 tiết môn : tiếng việt ; lớp: 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 kiểm tra 1 tiết môn : tiếng việt ; lớp: 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THCS . . . . . . . . . . . . . . 	MÔN : TIẾNG VIỆT ; LỚP: 9
 Đề số: .........	Tiết 157 ; Tuần 32 theo PPCT 
Họ và tên:…………………………………………….	Nhận xét của thầy cô:	 Điểm:
Lớp:………………………………………………………..



	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất: 
Câu 1: Chọn ý đúng nhất về khái niệm khởi ngữ : (0,5đ)
	a. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ
	b. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
Câu 2: Trong hai trường hợp sau, trường hợp nào có khởi ngữ? (0,5đ)
	a. Tôi đọc cuốn sách này rồi	 b. Cuốn sách này Tôi đọc rồi.
Câu 3: Quan hệ về ngữ nghĩa trong câu ghép “Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập” là: (0,5đ)
	a. Nguyên nhân	 b. Điều kiện	 c. Tương phản	 d. Nhượng bộ
Câu 4: Xác định phép liên kết giữa hai đoạn văn sau: (0,5đ)
	Giảng văn rõ ràng là khó.
	Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng.
	a. Phép lặp	 b. Phép thế	 c. Phép nói	 d. Phép liên tưởng 
Câu 5: Trường hợp nào có chứa hàm ý trong các câu tục ngữ sau: (0,5đ)
	a. Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.	 b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
	c. Tấc đất, tấc vàng.	 d. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
Câu 6: Từ nào không cùng loại với các từ còn lại? (0,5đ)
	a. Kính râm	 b. Kính mát	 c. Kính trọng	 d. Kính cận 
Câu 7: Nối các câu ở cột A với cột B cho hợp lí: 1đ
A (Câu)
B. (Thành phần biệt lập)
C. Kết quả nối
1. Cô gái nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích.
a. Tình thái 
1 - …
2. Trong gió, nghe như có tiếng hát .
b. Cảm thán 
2 - …
3. Chao ôi, nước mất nhà tan. 
c. Gọi đáp 
3 - …
4. Anh chị em ơi, chúng ta lên đường nào. 
d. Phụ chú
4 - …

II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1:Đọc kĩ đoạn thơ sau: (2đ)
	“ 	Thoắt trông nàng đã chào thưa	Dễ dàng là thói hồng nhan 
	Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!	Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều! 
	Đàn bà dễ có mấy tay	Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu 
	Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!	Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
a) Trong những câu in đậm, người nói là ai? Người nghe là ai?
	b) Hàm ý của mỗi câu in đậm? Chi tiết chứng tỏ người nghe đã hiểu hàm ý của người nói? 
Câu 2: Thuật lại đoạn thơ trên bằng văn xuôi. (chú ý miêu tả sắc mặt, giọng điệu, cử chỉ và tâm trạng nhân vật) (4đ)
Bài làm:
………………………………………………..……………………………………………….………………………………………………..………………………………………………..……………………………………
…………..…………………………………………………………………..…………………………………………………………………..…………………………………………………………………
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH	HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THCS . . . . . . . . . . . . . . 	MÔN: TIẾT VIỆT ; LỚP: 9 
 Đề số: .........	Tiết : 157 ; Tuần 32 theo PPCT 


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm : câu 1-6 mỗi câu đúng 0.5 điểm; câu 7 – 1đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
B
C
B
B
C
1- d; 2-a; 3-b; 4-c

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: 
a) Ngừơi nói : Thuý Kiều	- Người nghe : Hoạn Thư (0.5đ)
b)
- Hàm ý trong câu in đậm thứ nhất là : “nói mát”, “mỉa mai” : Quyền quý như tiểu thư mà cũng có lúc đến đây ư? (0.5đ)
- Hàm ý trong câu in đậm thứ hai là đe doạ: “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng” 0.5đ
Hoạn thư hiểu hàm ý đó, cho nên “Hồn lạc phách xiêu. Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca” 0.5đ
Câu 2: Học sinh diễn xuôi đoạn thơ cần đủ các ý chính sau:
	- Vừa trông thấy Hoạn Thư, Thuý Kiều đã mỉa mai: Con nhà quyền qúy như tiểu thư ai ngờ cũng có ngày phải đến trước mặt kẻ này để chịu tội. Xưa nay, đàn bà dễ có mấy người cay nghiệt như tiểu thư. Thói đời là vậy: càng cay nghiệt lắm thì càng chuốc lấy oan trái, có gan làm thì có gan chịu. Nghe Kiều nói vậy, Hoạn Thư vô cùng khiếp sợ vội quì xuống kêu ca mong Kiều tha tội.
	( Văn viết trong sáng; chú ý miêu tả sắc mặt, giọng điệu, cử chỉ, tâm trạng của từng nhân vật)

---------***---------

File đính kèm:

  • docDE 4.doc