Đề 4 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 

 
M«n: Ng÷ v¨n 9
 Thời gian 90 phút( không kể thời gian giao đề)
 ---------------------
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng:
Câu 1: Bài thơ “ Đồng chí”được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 A. Trước cách mạng Tháng Tám.
 B. Trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
 C. Khi cuộc kháng chiếnchống Pháp kết thúc.
 D. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2: Trong các đề tài sau, bài “Đồng chí” thuộc đề tài nào”?
 A. Tình yêu quê hương đất nước.
 B. Công cuộc lao động xây dựng đất nước.
 C. Người lính cách mạng.
 D. Tình cảm gia đình.
Câu 3: Dòng nào nêu ý không đúng về cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính trong bài thơ “Đồng chí”?
 A. Cùng chung xuất thân nghèo khó.
 B. Cùng chung lí tưởng chiến đấu.
 C. Cùng đồng cam cộng khổ, gắn bó keo sơn.
 D. Cùng chung khát vọng anh hung ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Câu 4: Dòng nào nêu chính xác ý nghĩa khái quát của ba câu thơ:
 “Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng canh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”
 ( “Đồng chí”- Chính Hữu.)
 A. Bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí; biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
 B. Khắc học cuộc đời chiến đấu gian nan của người chiến sĩ giữa thiên nhiên xa lạ và khắc nghiệt.
 C. Khăc họa phong thái ung dung, tư thế chủ động của người lính trước trận đánh.
 D. Là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của người lính giữa những ngày gian khổ. 
Câu 5: Từ “ăn” trong câu thơ “ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau?
 A. Phải nhận lấy, chịu lấy.
 B. Vượt trội, hơn hẳn.
 C. Hợp với nhau tạo ra một cái gì hài hoà.
 D. Thấm vào bản th ân.
Câu 6:Trong câu thơ “ Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, từ “ hoa” được sử dụng theo phép tu từ nào?
A.So sánh. B. Nhân hoá. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
Câu 7. Từ “ ngọn”trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
 A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. ( Tố Hữu)
 B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. (Bằng Việt)
 C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… ( Bằng Việt)
 D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. ( Chính Hữu)
Câu 8: Câu tục ngữ “ Gọi dạ, bảo vâng” và những từ ngữ như: “ thưa”, “ kính thưa”liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
 C. Phương châm cách thức. D. Phương châm lịch sự.
Phần II: Tự luận:(8 điểm)
Câu 1( 3 điểm)
 Dưới hình thức đoạn văn( từ 8-10 câu), hãy trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
 “ Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
 ( Nguyễn Du- “ Cảnh ngày xuân”)
Câu 2( 5 điểm)
 Một kỉ niệm sâu sắc của em.
 
 --------------Hết---------------






UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
M«n: Ng÷ v¨n 9

I. Trắc nghiệm ( 2điểm).
 - Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm.
 - Không chấp nhận những trường hợp 2 đáp án.
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
A
B
D
A
D
 
II. Tự luận:(8 điểm)

Câu
Đáp án
Thang điểm
1
Đúng hình thức đoạn văn, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả
0,25đ.

Đủ số lượng câu theo quy định
0,25đ.


Đảm bảo một số ý sau:
- Hai câu thơ là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 
- Nét vẽ đơn sơ nhưng giàu sức gợi, nhờ nghệ thuật phối sắc hài hòa, hình ảnh thơ chọn lọc. Bức tranh mùa xuân hiện lên với một vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp và chữ “điểm”, khiến cho cảnh vật không chỉ đẹp mà còn rất có hồn, rất sống.
- Ngôn ngữ chọn lọc và giàu tính tạo hình đã khiến cho câu thơ tả cảnh của Nguyễn Du được coi là một trong những câu thơ hay nhất của thi ca Việt Nam.

0,25đ.

0, 75đ


0,5đ


0,5đ
2


A.
Yêu cầu chung.
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng tốt ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào bài viết.
- Xây dựng được tình huống hợp lí, lôi cuốn qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc một cách chân thành, trong sáng đối với người, với việc trong kỉ niệm của bản thân.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lời văn trong sáng gợi cảm. Cảm xúc chân thành, tự nhiên.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học. 

B. 
Nội dung cụ thể.




a/ Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm sâu sắc của bản thân.
- Cảm xúc chung khi nghĩ về kỉ niệm đó.
0,5 đ

b/ Thân bài:
- Dẫn dắt nguyên nhân, hoàn cảnh hoặc tình huống dẫn đến kỉ niệm đó.
- Kể lại kỉ niệm: Đó là kỉ niệm gì? Với ai? xảy ra bao giờ? Kỉ niệm diễn tiến như thế nào?( Kết hợp miêu tả ngoại hình, tính cách, nội tâm…)
- Tâm trạng, cảm xúc khi nghĩ về kỉ niệm đó.
4đ

c/ Kết bài:
- Sức mạnh của mỗi kỉ niệm trong hành trình dài, rộng của môi con người. 
0,5đ

* Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả và đảm bảo tốt các ý Yêu cầu chung. Có cách diễn đạt hấp dẫn, xúc động và có những sang tạo mới lạ.


---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_4.doc
Đề thi liên quan