Đề 4 Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2012 -3013 môn: Sinh học thời gian làm bài: 60 phút

pdf5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2012 -3013 môn: Sinh học thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1/5 - Mã đề 628 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2012 - 3013 
MÔN: SINH HỌC THPT 
Ngày thi: 26/04/2013 
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(48 câu trắc nghiệm) 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 (Đề thi gồm có 5 trang) 
Mã đề thi 628 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Từ Câu 1 đến Câu 32 
Câu 1: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là 
trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x 
AABbCcDd là bao nhiêu? 
A. 
1
64
. B. 
1
16
. C. 
1
8
. D. 
1
32
. 
Câu 2: Một loài thực vật có gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp. Cho lai giữa hai cây tứ bội 
trong điều kiện giảm phân và thụ tinh bình thường. Nếu F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình là 5 cây thân cao: 1 
cây thân thấp. Kiểu gen của cặp bố mẹ mang lai là: 
A. AAaa x aaaa. B. AAaa x Aaaa. C. AAaa x AAaa. D. Aaaa x Aaaa. 
Câu 3: Nguyên tắc của nhân bản vô tính động vật là 
A. chuyển nhân của tế bào trứng (n) vào một tế bào xôma (2n) đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào 
xôma phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. 
B. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành 
phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. 
C. chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp 
tục hình thành cơ thể mới. 
D. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng 
phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. 
Câu 4: Giả sử ở đậu Hà Lan alen A qui định hạt vàng, a qui định hạt xanh, B qui định hạt trơn, b qui định 
hạt nhăn. Các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và phân li độc lập. Khi 
lai đậu Hà Lan hạt vàng, trơn thuần chủng với đậu hạt xanh, nhăn. F1 thu được toàn cây hạt vàng, trơn. 
Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình vàng, nhăn (A-bb) là 
A. 
3
16
. B. 
6
16
. C. 
9
16
. D. 
1
16
. 
Câu 5: Khi lai giữa bố, mẹ (P) thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản do một cặp gen 
nằm trên nhiễm sắc thể thường chi phối, trội lặn hoàn toàn, cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỷ lệ phân li kiểu 
gen là 
A. 1: 1. B. 3: 3: 1: 1. C. 1: 2: 1. D. 3: 1. 
Câu 6: Cây phong lan bám trên thân cây gỗ là ví dụ về mối quan hệ 
A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. kí sinh. 
Câu 7: Hệ sinh thái bao gồm 
A. các quần thể thực vật và môi trường sống của quần thể đó. 
B. các quần thể thực vật và quần thể động vật. 
C. quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). 
D. các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. 
Câu 8: Dạng đột biến gen nào sau đây có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất, nếu cho rằng đột 
biến chỉ xảy ra ở giữa gen? 
A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. 
 Trang 2/5 - Mã đề 628 
B. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit thuộc hai bộ ba khác nhau. 
C. Thay thế một cặp nuclêôtit. 
D. Thay thế một bộ ba nuclêôtit. 
Câu 9: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua 
nhiều thế hệ nhằm 
A. làm phát sinh nhiều đột biến có lợi. 
B. tạo sự đồng đều trong việc biểu hiện các tính trạng ở thế hệ con. 
C. tạo những dòng thuần chủng. 
D. tạo các thế hệ sau có ưu thế vượt trội so với bố mẹ. 
Câu 10: Kết quả phép lai thuận – nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định 
tính trạng đó 
A. nằm trên nhiễm sắc thể thường trong nhân. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. 
C. nằm ở ngoài nhân. D. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. 
Câu 11: Hình thành loài mới bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? 
A. Cách li sinh thái. B. Cách li tập tính. C. Lai xa và đa bội hóa. D. Cách li địa lí. 
Câu 12: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. 
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. 
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axít amin. 
D. một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axít amin. 
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa theo quan niệm 
hiện đại? 
A. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. 
B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa không định hướng. 
C. Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 
D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm 
thay đổi tần số alen của quần thể. 
Câu 14: Phát sinh các nhóm linh trưởng vào 
A. kỉ Jura. B. kỉ Đệ tứ. C. kỉ Đệ tam. D. kỉ Phấn trắng. 
Câu 15: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá 
thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là 
A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800. 
Câu 16: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở 
A. quần tụ thành bầy đàn hay cụm và hiệu quả nhóm. 
B. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. 
C. cộng sinh, kí sinh, hội sinh. 
D. kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế - cảm nhiễm. 
Câu 17: Một gen có chiều dài 5100A0 và có số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của cả gen. 
Số liên kết hiđrô của gen đó là 
A. 2900. B. 3900. C. 2700. D. 3000. 
Câu 18: Cá thể có kiểu gen 
AB
ab
 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen 
AB
Ab
thu được ở F1 nếu biết hoán vị 
gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%. 
A. 8%. B. 4%. C. 9%. D. 16%. 
Câu 19: Trong sự điều hòa hoạt động của operon Lac, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế 
liên kết với 
A. các gen cấu trúc, ngăn cản quá trình phiên mã. B. vùng khởi động, ngăn cản quá trình phiên mã. 
C. gen điều hòa, ngăn cản quá trình phiên mã. D. vùng vận hành, ngăn cản quá trình phiên mã. 
Câu 20: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình 
A. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. 
B. đào thải những biến dị bất lợi. 
C. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. 
D. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. 
 Trang 3/5 - Mã đề 628 
Câu 21: Cho phép lai P: 
AB Ab
x
ab aB
. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết , tỷ lệ kiểu gen 
Ab
ab
 ở F1 sẽ là 
A. 
1
16
. B. 
1
2
. C. 
1
8
. D. 
1
4
. 
Câu 22: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi 
trường và khai thác được nhiều nguồn sống là 
A. ức chế - cảm nhiễm. B. cạnh tranh cùng loài. 
C. quan hệ hỗ trợ. D. kí sinh – vật chủ. 
Câu 23: Môi trường sống của loài giun đũa kí sinh là gì? 
A. Môi trường đất. B. Môi trường trên cạn. C. Môi trường nước. D. Môi trường sinh vật. 
Câu 24: Theo quan niệm hiện đại, vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra 
A. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. 
B. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. 
C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 
D. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. 
Câu 25: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho 
F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt: 6 quả tròn: 1 quả dài. Tính trạng hình dạng bí 
ngô 
A. di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp. B. di truyền theo qui luật liên kết gen. 
C. di truyền theo qui luật tương tác bổ sung. D. do một cặp gen qui định. 
Câu 26: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng? 
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 
Câu 27: Cơ quan tương đồng là những cơ quan 
A. cùng nguồn gốc phát triển của phôi nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau. 
B. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 
C. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác 
nhau. 
D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. 
Câu 28: Một loài sinh vật, xét gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen và chúng nằm trên các cặp 
nhiễm sắc thể thường khác nhau. Sự giao phối ngẫu nhiên sẽ tạo ra số loại tổ hợp kiểu gen từ hai gen trên 
là 
A. 16. B. 6. C. 18. D. 14. 
Câu 29: Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của 
A. plasmit vào ADN của tế bào nhận. B. tế bào cho vào ADN của plasmit. 
C. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận. D. plasmit vào ADN của vi khuẩn. 
Câu 30: Điểm giống nhau giữa quần thể tự phối và quần thể giao phối là 
A. đều có tần số các kiểu hình không đổi qua các thế hệ. 
B. đều đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. 
C. đều có thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. 
D. đều có tần số tương đối của các alen không đổi qua các thế hệ. 
Câu 31: Ở người, gen A qui định da bình thường, alen a qui định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm 
sắc thể thường. Trong một gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai của họ bị bạch tạng. 
Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này? 
A. P: Aa x Aa. B. P: XAXa x XAY. C. P: AA x AA. D. P: Aa x AA. 
Câu 32: Xét đột biến số lượng xảy ra ở một cặp nhiễm sắc thể. Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của thể ba nhiễm 
là 
A. 2n + 3. B. 2n – 2. C. 2n + 2. D. 2n + 1. 
 Trang 4/5 - Mã đề 628 
II. PHẦN RIÊNG: 
Thí sinh chọn một trong hai phần riêng (A/ hoặc B/) để làm bài. Nếu làm cả hai phần 
(A/ và B/) sẽ không được tính điểm phần riêng. 
A/ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Từ Câu 33 đến Câu 40 
Câu 33: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế 
A. cách li cơ học. B. cách li trước hợp tử. C. cách li sinh cảnh. D. cách li tập tính. 
Câu 34: Hiện tượng khống chế sinh học giữa các loài trong quần xã là yếu tố dẫn đến 
A. sự phát triển của nhóm loài ưu thế trong quần xã. 
B. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. 
C. diễn thế sinh thái trong quần xã. 
D. sự biến đổi của quần xã sinh vật. 
Câu 35: Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc về 
A. bậc dinh dưỡng cấp 2. B. bậc dinh dưỡng cấp 3. 
C. bậc dinh dưỡng cấp 1. D. bậc dinh dưỡng cấp 4. 
Câu 36: Bước đầu tiên trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là 
A. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. 
B. chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 
C. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng. 
D. tạo dòng thuần chủng. 
Câu 37: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của nhiễm sắc thể, là vị trí liên kết với thoi phân bào được 
gọi là 
A. tâm động. B. hai đầu mút nhiễm sắc thể. 
C. điểm khởi đầu nhân đôi. D. eo thứ cấp. 
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về di – nhập gen? 
A. Khi các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 
B. Khi các cá thể di cư khỏi quần thể không làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi. 
C. Hiện tượng nhập cư không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 
D. Hiện tượng nhập cư không làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
Câu 39: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở 
một số giống cây trồng? 
A. Chuyển đoạn nhỏ. B. Mất đoạn nhỏ. C. Đột biến gen. D. Đột biến lệch bội. 
Câu 40: Tuổi sinh lí là 
A. thời gian sống thực tế của cá thể. 
B. thời điểm có thể sinh sản. 
C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. 
D. tuổi bình quân của quần thể. 
B/ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Từ Câu 41 đến Câu 48 
Câu 41: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng 
này biểu hiện 
A. biến động theo chu kì mùa. B. biến động theo chu kì ngày đêm. 
C. biến động theo chu kì tuần trăng. D. biến động theo chu kì nhiều năm. 
Câu 42: Chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng 
chệch xa mức trung bình là 
A. chọn lọc kiên định. B. chọn lọc phân hóa. C. chọn lọc vận động. D. chọn lọc ổn định. 
Câu 43: Ở biển, có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và 
kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của 
A. cộng sinh. B. hợp tác. C. kí sinh. D. hội sinh. 
 Trang 5/5 - Mã đề 628 
Câu 44: Chu trình cacbon 
A. là chu trình vật chất của mọi hệ sinh thái. 
B. góp phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái. 
C. không xuất hiện ở hệ sinh thái nông nghiệp. 
D. chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. 
Câu 45: Ở người, thể lệch bội có ba nhiễm sắc thể 21 sẽ gây ra 
A. hội chứng Claiphentơ. B. bệnh ung thư máu. 
C. hội chứng Tơcnơ. D. hội chứng Đao. 
Câu 46: Trong quá trình tiến hóa, nhân tố làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể là 
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. 
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. 
Câu 47: Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, người ta lấy hạt phấn của lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường 
nhân tạo trong điều kiện lạnh 80C – 100C. Dòng nào chịu lạnh sẽ mọc, còn dòng khác không mọc. Đây là 
ví dụ về phương pháp tạo giống 
A. nuôi cấy hạt phấn. B. bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị. 
C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. 
Câu 48: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào 
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. 
B. sức đề kháng của từng cơ thể. 
C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. 
D. điều kiện sống của sinh vật. 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfTHPT.SINH_628.pdf
Đề thi liên quan