Đề 4 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 4Đề A: Câu 1: (2 điểm) Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp M Solokhop ?Câu 2: (8 điểm) Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A phủ( Vợ chồng A phủ - Tô Hoài ). Từ đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.Đề B: Câu 1: (2 điểm) Những nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ giai đoạn từ 1945 đến 1975 ?Câu 2: (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của truyện “Vi hành”.Câu 3: (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài “Mộ” của Hồ Chí Minh. Mộ“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng”( Hồ Chí Minh )-------------------------------------------------------GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 4ĐỀ A:Câu 1:Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp M Solokhop A.Cuộc đời:- Mikhaiin SôlôKhôp là nhà văn hiện thực vĩ đại Nga sinh năm 1905 , mất 1984 , xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông .- Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử . Chính vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông .- Sôlô Khốp là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại , ông thấu hiểu được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh . Chính điều này đã tạo ra một bước ngoặc trong các sáng tác của ông .B.Sự nghiệp : -Sôlô Khôp là nhà văn xuất sắc của nước Nga , ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như : Những truyện ngắn sông Đông , Sông Đông êm đềm , Số phận con người , Đất vỡ hoang ,…- Sôlô Khôp được trao tặng giải thưởng nô ben về văn học năm 1965 .Câu 2hân tích diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A phủ( Vợ chồng A phủ - Tô Hoài ). Từ đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mỵ, đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tô Hoài => Đi vào phân tích tâm lý của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ.2. Giới thiệu về A Phủ và sự việc A Phủ bị trói.- A Phủ là một người nông dân nghèo, vì tội đánh con quan nên bị bắt về làm nô lệ nhà thống lý. - A Phủ chăn bò và để hổ ăn thịt mất một con bò nên bị thống lý bắt trói đứng vào cột mấy ngày liền.3. Giới thiệu nỗi cô đơn, tủi nhục của Mỵ:- Cô đơn: Làm bạn với ngọn lửa.- Tủi nhục: Nhiều lần bị A Sử đánh khi ngồi sưởi ấm.- A Phủ bị trói gần nơi bếp lửa của Mỵ.4. Tâm trạng ban đầu của Mỵ trước việc A Phủ bị trói - Mỵ vẫn thản nhiên . Dẫu A Phủ là cái xác chất đứng đấy cũng thế thôi -> Có lẽ vì cảnh trói người ở nhà thống lý diễn ra thường xuyên. Mỵ không buồn bận tâm. 5. Tâm trạng khi nhìn thấy một dòng nước mắt bò xuống má A Phủ:- Mỵ nhớ lại quá khứ, việc mình cũng bị trói => Đồng cảnh => đồng cảm sâu sắc.- Mỵ nghĩ nhiều đến cái chết: + Có một người đàn bà từng bị trói đến chết.+ Người kia nay mai phải chết.+ Ta là thân đàn bà ... đợi ngày rũ xương ở đây thôi.+ Biết đâu A Phủ trốn thoát, Mỵ bị trói thay đến chết => Cái chết trở thành nỗi ám ảnh và vì thế Mỵ rơi vào trạng thái sợ hãi.6. Đằng nào Mỵ cũng chết và lập tức sau đó Mỵ lựa chọn cái chết có nghĩa, chết vì tình thương ( chứ không phải chết vì con ma nhà thống lý, càng không phải chết oan, chết bị trói thay). Điều này khiến Mỵ quyết định cởi trói cho A Phủ.7. Hành động cởi trói: - Mỵ lấy dao cắt lúa cắt nút dây mây.=> Tình thương chiến thắng nỗi sợ hãi.=> Hành động này mang ý nghĩa là sự giải thoát cho đồng loại8. Hành động chạy theo A Phủ: => Mang ý nghĩa là sự tự giải thoát, thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ của Mỵ.9. Đánh giá chung:- Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mỵ.Điều này góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.+ Lên án chính sách cai trị đọc ác, dã man của bọ địa chủ vùng rừng núi Tây Bắc.+ Cảm thông và chia sẽ trước đời sống tủi nhục của người nô lệ.+ Đề cao những phẩm chất và khát vọng của người nông dân - nô lệ và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng đến với cách mạng của họ.ĐỀ B:Câu 1:Những nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ giai đoạn từ 1945 đến 1975 - Văn học là vũ khí đấu tranh phục vụ tốt những công cuộc cách nạng của đất nước.- Nhà văn phải đứng trên lập trường của quần chúng nhân dân.- Kế thừa và phát huy truyền thống văn học dân tộc.- Phát huy sức sáng tạo của 54 dân tộc anh em.Câu 2:Trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của truyện “Vi hành”.- Hoàn cảnh sáng tác:Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo ở Macxây .Mục tiêu của chúng là lừa bịp nhân dân Pháp rằng : quốc dân An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc” ,Khải Định sang Pháp để tạ ơn “bảo hộ” ,và “khai hóa” của mẫu quốc. Từ đó, chúng muốn nhân dân Pháp ủng hộ chính sách xâm lược và tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa của chúng ở Đông Dương.“Vi Hành” đăng trên báo “Nhân Đạo” (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Pháp ) đầu năm 1923 .Truyện có tên là Incognito (ẩn danh, lén), Phạm Huy Thông dịch “Vi Hành”.- Mục đích : Vạch trần bản chất hèn hạ của bọn bán nước của Khải Định và đập tan âm mưu xảo quyệt, giả dối của bọn cướp nước .Câu 3hân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài “Mộ” của Hồ Chí Minh. 1. Giới thiệu vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là một nét đặc trưng phong cách thơ Hồ Chí Minh, và điều đó được thể hiện rõ trong bài Mộ.2. Những biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển: ( 2 câu đầu )- Dùng thi liệu cổ: Chim và mây để miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.- Sử dụng bút pháp chấm phá. Miêu tả cái hồn của sự vật (dáng bay của chin và mây)- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mượn hình ảnh cánh chim và áng mây để tác giả bày tỏ tâm trạng và hoàn cảnh của mình.3. Những biểu hiện của tinh thần hiện đại: (2 câu cuối )- Hình tượng thơ luôn vận động hướng đến tương lai, ánh sáng, sự sống - Bức tranh đời sống với con người là hình ảnh trung tâm.- Miêu tả, đề cao vẻ đẹp của con người trong quá trình lao động khoẻ khoắn.4. Sự kết hợp vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là sự kết hợp của một hiền triết phương Đông và một chiến sĩ cộng sản trong con người Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • docde thi tot nghiep THPT(4).doc