Đề 5 kiểm tra học kì 1 môn công nghệ lớp 7 thời gian: 45 phút

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 kiểm tra học kì 1 môn công nghệ lớp 7 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kì I
Môn công nghệ lớp 7
thời gian : 45 phút
I. Ma trận
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Tổng
Giống cây trồng
Câu1: HS trình bày được quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt, giâm cành
20% = 2 đ
Câu 3: HS trình bày được quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
20% = 2đ 
Câu 1: HS nêu được các loại cây trồng thường sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt, giâm cành
10% = 1đ
Câu 3: HS tính được tỉ lệ nảy mậm, sức nảy mầm của hạt giống. 
20% = 2 đ
7 điểm
 Sâu, bệnh hại cây trồng
SH nêu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây
10% = 1 đ
HS nêu được các dấu hiệu của cây trồng bị sâu, bệnh phá hại. Cho ví dụ cụ thể
20 % = 2đ
3điểm
Tổng
5điểm
2điểm
3 điểm
10 điểm
 II. Đề bài- Đề A
Câu 1 ( 3 điểm ) : Trình bày quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng cho những loại cây trồng nào?
Câu 2 ( 3 điểm ) : Côn trùng là gì? Các dấu hiệu của cây trồng bị sâu phá hại. Cho ví dụ cụ thể.
Câu 3 ( 4 điểm ) Trình bày quy trình thực hành xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Đem 90 hạt lúa CR203 để gieo trồng, sau 5 ngày có 67 hạt nảy mầm. Xác định sức nảy mầm của giống lúa đó.
Đáp án và biểu điểm chấm : đề a
Câu 1( 3 điểm ): Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
* Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng cho các cây ngũ cốc, cây họ đậu và một số cây lấy hạt khác.
Câu 2 ( 3 điểm ):
- Côn trùng là động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.
* Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu phá hại
- Khi cây bị sâu phá hại, thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo.
- Cây cành bị gẫy: cành đậu bị gẫy do sâu đục thân
- Lá bị thủng: lá khoai bị thủng do sâu khoang
- Lá, quả bị biến dạng: quả cam bị méo do sâu đục quả
- Lá, quả bị đốm, đen: lá lạc bị đốm do sâu lạc
- Cây củ bị thối: củ khoai bị hà
- Thân cành bị sần sùi: cành cam bị sần sùi do sâu đục thân
Câu 3 ( 4 điểm) Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Thực hiện qua 4 bước;
Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mỗi mẫu từ 50 đến 100 hạt. Ngâm hạt vào trong nước lã trong 24 giờ.
Bước 2: Xếp 2 hoặc 3 tờ giấy lọc, vải đã thám nước bão hòa vào khay.
Bước 3: Xếp hạt vào đĩa đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn giữ ẩm cho giấy.
Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.
* Sức nảy mầm của giống lúa CR203:
 SNM ( % ) = 67 x 100/ 90 = 74.4 %
Đề B
Câu 1 ( 3 điểm ) : Trình bày quy trình sản xuất giống cây trồng bằng giâm cành. Sản xuất giống cây trồng bằng giâm cành thường áp dụng cho những loại cây trồng nào?
Câu 2 ( 3 điểm ) : Bệnh cây là gì? Các dấu hiệu của cây trồng bị bệnh phá hại. Cho ví dụ cụ thể.
Câu 3 ( 4 điểm ) Trình bày quy trình thực hành xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Đem 90 hạt lúa CR203 để gieo trồng, sau 14 ngày có 83 hạt nảy mầm. Xác định tỉ lệ nảy mầm của giống lúa đó.
Đáp án và biểu điểm chấm : đề b
Câu 1 ( 3điểm ): Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng giâm cành.
Quy trình bao gồm 4 bước:
B1: Cắt cành giâm: 
- Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5 cm thành từng đoạn 5-7 cm, trên cành giâm có 2-4 lá.
- Bỏ ngọn và cành sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.
B2: Xử lý cành giâm.
 Nhúng cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ với độ sâu 1-2 cm, trong thời gian 5-10 giây. Sau đó vẩy cho khô.
B3: Cắm cành giâm.
- Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách các càch là 5x5 hoặc 10x10
- Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu cắm 1 cành và xếp bầu cạnh nhau.
B4: Chăm sóc cành giâm.
- Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo đất, cát đủ độ ẩm.
- Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.
- Sau 15 ngày nếu thấy rẽ mọc nhiều và hơi chuyển từ màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc bầu đất.
* Giâm cành thường áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.
Câu 2 ( 3 điểm ):
- Bệnh cây: Là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.
 * Một số dấu hiệu khi cây trồng bị bệnh phá hại
- Khi cây bị bệnh phá hại, thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo.
- Cây cành bị gẫy: cành lúa bị gãy do nấm
- Lá bị thủng: lá lúa bị thungtr do bệnh khô vằn
- Lá, quả bị biến dạng: quả cam bị méo do bệnh thối quả cam
- Lá, quả bị đốm, đen: quả cam bị đen do nấm
- Cây củ bị thối: cà chua bị thối do vi khuẩn
- Thân cành bị sần sùi: cành cam bị sần sùi do nấm mốc.
Câu 3 ( 4 điểm) Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Thực hiện qua 4 bước;
Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mỗi mẫu từ 50 đến 100 hạt. Ngâm hạt vào trong nước lã trong 24 giờ.
Bước 2: Xếp 2 hoặc 3 tờ giấy lọc, vải đã thám nước bão hòa vào khay.
Bước 3: Xếp hạt vào đĩa đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn giữ ẩm cho giấy.
Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.
* Tỉ lệ nảy mầm của giống lúa CR203:
 TLNM ( % ) = 83 x 100/ 90 = 92.2 %
ý kiến của tổ chuyên môn Xuân Thắng, ngày 20 tháng 12 năm 2011
	Giáo viên ra đề
 Bùi Thị Hằng

File đính kèm:

  • docKiem tra hoc ki cn 7.doc