Đề 5 Kiểm tra học kỳ I môn công nghệ 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 Kiểm tra học kỳ I môn công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức: - Kiểm tra mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của các em trong quá trình học. - Đánh giá chính xác chất lượng HS, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong quá trình giảng dạy. Kĩ năng: Rèn cho HS kỉ năng phân tích, tổng hợp, trình bày. Thái độ: Giáo dục cho HS tính trung thực trong thi cử. II. CÁC KIẾN THỨC KỈ NĂNG CẦN KIỂM TRA: I.Kiến thức: Chủ đề 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. + 1.1 Vai trò của trồng trọt. + 1.2 Nhiệm vụ của trồng trọt. Chủ đề 2: Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. + 2.1 Biện pháp sử dụng đất. + 2.2 Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Chủ đề 3: Phân bón. +3.1 Tác dụng của phân bón. + 3.2 Sử dụng và bảo quản các loại phân bón. Chủ đề 4: Giống cây trồng. + 4.1 Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. + 4.2 Các phương pháp sản xuất giống cây trồng. Chủ đề 5: Sâu bệnh hại cây trồng. + 5.1 Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. + 5.2 Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. II. Kỹ năng: II.1 Liên hệ thực tế địa phương. III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận IV. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ A Chủ đề Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Cộng (cấp độ 3) (cấp độ 4) Chủ đề 1: Vai trò, nhiệm vụ trồng trọt. 1.1 Số câu: 1 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ:20% Chủ đề 2: Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Số câu: Tỷ lệ: Chủ đề 3: Phân bón. 3.1 2.1 Số câu: 1 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Số điểm:3 Tỷ lệ: 30% Chủ đề 4:Giống cây trồng. 4.2 Số câu: 1 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20% Chủ đề 5: Sâu bệnh hại cây trồng. 5.1 2.1 Số câu: 2 Tỷ lệ: 40% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Tổng số câu:5 Tổng số điểm:10 Tỷ lệ: 100% Số câu: 2 Số điểm: 4 Tỷ lệ:40% Số câu: 3/2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30% Số câu: 3/2 Số điểm: 3 Tỷ lệ:30% Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ B Chủ đề Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Cộng (cấp độ 3) (cấp độ 4) Chủ đề 1: Vai trò, nhiệm vụ trồng trọt. Số câu: 1 Tỷ lệ: 20% Chủ đề 2: Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. 2.2 Số câu: Tỷ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Chủ đề 3: Phân bón. 3.2 2.1 Số câu: 1 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Số điểm:3 Tỷ lệ: 30% Chủ đề 4:Giống cây trồng. 4.1 Số câu: 1 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20% Chủ đề 5: Sâu bệnh hại cây trồng. 5.2 2.1 Số câu: 2 Tỷ lệ: 40% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Tổng số câu:5 Tổng số điểm:10 Tỷ lệ: 100% Số câu: 2 Số điểm: 4 Tỷ lệ:40% Số câu: 3/2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 40% Số câu: 3/2 Số điểm: 3 Tỷ lệ:40% Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM: Đề kiểm tra Đề A 1. Đất trồng là gì? Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào trong sản xuất nông nghiệp? (2đ) 2. Em hãy giải thích câu tục ngữ: ”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”(1đ) 3. Trình bày khái niệm về sâu hại cây trồng. Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.(3đ) 4. Nêu các công việc làm đất. Tác dụng của từng công việc làm đất?(2đ) 5. Tại sao phải kiểm tra hạt giống trước khi gieo trồng? Có những biện pháp xử lí hạt giống nào?(2đ) Đề B 1. Trình bày thành phần chính của đất trồng. Vai trò của của từng phần đó đối với cây?(2đ) 2. Em hãy giải thích câu tục ngữ: ”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”(1đ) 3. Trình bày khái niệm về bệnh hại cây trồng. Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh hại.(3đ) 4. Tác dụng của việc bón phân lót và quy trình bón phân lót.(2đ) 5. Tại sao phải xử lí hạt giống trước khi gieo trồng? Hạt giống khi đem gieo phải đạt những tiêu chuẩn nào? (2đ) . Đáp án: ĐỀ A 1. Đất trồng là gì? - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó TV có khả năng sinh sống và SX ra sản phẩm.(1đ) Tầm quan trọng của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp: (1đ) Cung cấp Oxi, nước, chất dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững. 2. Em hãy giải thích câu tục ngữ: ”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”(1đ) HS Giải thích sự cần thiết của nước, phân, cần (sự chăm sóc của con người), giống. (0,5đ) Trong 4 yếu tố trên yếu tố nào cũng quan trọng như nhau, người ta sắp xếp như vậy cho câu thơ có vần có điệu. (0,5đ) 3. Khái niệm về sâu hại cây trồng: + Thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng (lưng) rõ rệt, có 3 đôi chân, 1 đôi râu, thường có 2 đôi cánh.(1đ) + Ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh: (2đ) - Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện. Có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh. - Nhược điểm: Hiệu quả thấp. Tốn công. 4. Các công việc làm đất: - Cày đất. - Bừa và đập đất. - Lên luống. Tác dụng của từng công việc làm đất? - Cày đất: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. - Bừa và đập đất: Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộng đều phân và san phẳng mặt ruộng. - Lên luống: Dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. 5. Phải kiểm tra hạt giống trước khi gieo trồng: Nhằm kiểm tra hạt giống đem gieo có đảm bảo các tiêu chí hay không. (1đ) Những biện pháp xử lí hạt giống: (1đ) * Xử lí bằng nhiệt độ. * Xử lí bằng hóa chất. Đề B 1. Thành phần chính của đất trồng: Đất trồng gồm 3 phần: (1đ) - Phần khí. - Phần rắn. - Phần lỏng. Vai trò của của từng phần đó đối với cây?(1đ) - Phần khí: cung cấp O2 cho cấy hô hấp - Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. - Phần lỏng: cung cấp nước cho cây. 2. Em hãy giải thích câu tục ngữ: ”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”(1đ) Như đề A 3. Khái niệm về bệnh hại cây trồng (1đ) Bệnh cây là trạng thái ko bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của: + VSV gây bệnh + Điều kiện sống không thuận lợi Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh. (1đ) Nhược điểm: Gây độc cho người, gia súc, ô nhiễm môi trường. (1đ) 4. Tác dụng của việc bón phân lót: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi đang còn non, moíư mọc, mới bén rễ. (1đ) Quy trình bón phân lót.(1đ) + Rãi trên mặt ruộng, theo hàng- hốc. + Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân. 5. Phải xử lí hạt giống trước khi gieo trồng:(1đ) - Mục đích: Kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt sâu bệnh có ở hạt. Hạt giống khi đem gieo phải đạt những tiêu chuẩn: (1đ) + Tỉ lệ nảy mầm cao. + Không có sâu bệnh. + Độ ẩm thấp. + Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. + Sức nảy mầm mạnh VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM: Kết quả kiểm tra: Lớp 0-<3 3-<5 5-<6,5 6,5-<8,0 8-10 7A 7B 2. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- kiem tra HKI CN 7 1112.doc