Đề 5 kiểm tra khảo sát học kì 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
_______________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II 

MÔN NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm( 2 điểm)
Câu 1: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 A. Trước cách mạng tháng Tám
 B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ
 D.Thời kì hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 2: Nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê là ai?
 A.Những cô gái thanh niên xung phong..
 B.Những người nông dân.
 C.Những người công nhân.
 D. Những người tri thức.
Câu 3: Bài thơ Sang thu không cùng thể thơ với bài?.
 A. Ông đồ B. Lượm.
 C. Mùa xuân nho nhỏ. D. Ánh trăng.
Câu 4: Những tín hiệu giao mùa gây sự chú ý đầu tiên cho con người trong bài Sang thu?
 A. Mùi hương. C. Màu sắc.
 B.Thời tiết. D. Âm thanh
Câu 5: Trang thái cảm xúc con người khi thu sang ở bài thơ Sang thu là gì?
 A. Bất ngờ 
C. Ngỡ ngàng
 B. Rạo rực 
D. Bâng khuâng
Câu 6: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận?
	A. Tiếng nói của văn nghệ.
	B. Lặng lẽ Sa Pa.
	C. Bàn về đọc sách.
	D. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten.
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu đặc biệt?
	A. Tôi một quả bom trên đồi.
	B. Vắng lặng đến phát sợ.
	C. Cây còn lại xơ xác.
	D. Đất nóng.
Câu 8: Ngôn ngữ của văn bản điều hành có đặc điểm gì?
	A. Có tính hình tượng.
	B. có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
	C. Có tính biểu cảm.
	D. Chính xác, không sử dụng biện pháp tu từ.
Phần 2: Tự Luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Cho câu thơ sau:
 Mùa xuân người cầm súng.
a, Chép lại chính xác 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ gồm có 6 dòng.
b, Cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ trên trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu)
Câu 2: ( 5điểm) Vẻ đẹp người đồng mình qua bài thơ “Nói với con" của Y Phương.

---------------------------- HẾT---------------------------





















UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_________

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9


I. Phần trắc nghiệm( 2điểm) mỗi câu đúng 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
A
C
B
A
D
Phần tự luận ( 8 điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
1
Câu 1 
a, chép chính xác 5 dòng thơ tiếp 
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao…( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)


0,5

Viết đoạn văn:
 - Đúng hình thức, đủ số câu 

Đảm bảo đúng nội dung: vẻ đẹp mùa xuân đất nước, cách mạng
Hình ảnh người cầm súng và người ra đồng biểu tượng nhiệm vụ lao động xây dựng quê hương 


0,5

2,0


2
Mở bài:
Nhà thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ Y Phương tự hào về con người và quê hương mình, thể hiện bằng một giọng điệu trong sáng, chân thật mạnh mẽ đậm đà sinh động chất người miền núi.
 Bài thơ thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái, niềm tự hào về quê hương- cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
 
0,5

Thân bài;
* Vẻ đẹp người đồng mình
+ Người đồng mình thơ mộng nghĩa tình.con người yêu lao động tài hoa, phóng khoáng;
 Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
+ Mảnh đất hiền hòa ấm áp.: “ Rừng cho hoa- con đường cho những tấm lòng.”
+ Người đồng mình thủy chung gắn bó với quê hương: “ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh.
Họ mạnh mẽ tràn đầy sinh lực và niềm tin.
Sống như sông như suối- Lên thác xuống ghềh..”
+ Người đồng mình tự lực tự cường, biết lo toan và mơ ước.:” cao đo nỗi buồn- xa nuôi chí lớn
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con người đồng mình đẹp lên, lớn lên, tự hào trong gian khó khắc nghiệt và thử thách. Tinh thần tự trọng, tự tôn là gốc rễ của niềm kiểu hãnh tự hào.
* Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ:
cảm xúc chân thực đầy yêu mến tự hào.
Giọng thơ khỏe khoắn tự tin.
 Hình ảnh sinh động giàu ý nghĩa.
Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, dễ đi vào lòng người.


0,5



0,5

1,0



1,0





1,0

Kết bài:
- Vẻ đẹp người đồng mình là bản sắc, là cốt cách trong mỗi người, như là văn hóa, là sức sống vô tận.Đó là hành trang để tuổi trẻ bước vào đời.
- Bài thơ đem đến cho người đọc một thái độ tự tin, mạnh mẽ trước những giá trị của bản sắc.Đây là điều quan trọng trong thời đại hội nhập.

0,5


--------------------HẾT------------------






















File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_5.doc
Đề thi liên quan