Đề 5 môn sinh học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 môn sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề môn sinh học [] Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng tiến hoá cơ bản nhất là: A. Ngày càng đa dạng và phong phú B. Thích nghi ngày càng hợp lí C. Tổ chức ngày càng cao, phức tạp D. Hướng tăng tính đa dạng và phức tạp hoá tổ chức [] Nguyên nhân của hiện tượng đồng qui tính trạng ở các loài khác nhau là: A. Do điều kiện sống giống nhau, đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ các đột biến tương tự nên xuất hiện các đặc điểm giống nhau B. Do tập tính và các cơ chế sinh lí, sinh hoá trong tế bào và cơ thể giống nhau C. Do cấu trúc di truyền giống nhau và khả năng hoạt động giống nhau D. Tất cả các nguyên nhân trên [] Sự đồng qui tính trạng biểu hiện ở: A. Cá mập và cá voi B. Cá mập và ngư long C. Ngư long và cá voi D. Tất cả đều đúng [] Hiện tượng các loài khác nhau trong điều kiện sống giống nhau mang những đặc điểm giống nhau được gọi là: A. Sự phân li tính trạng B. Sự phân hoá tính trạng C. Sự đồng qui tính trạng D. Sự tương đồng tính trạng [] Phương thức hình thành loài mới xảy ra ở cả động vật và thực vật là: A. Bằng con đường địa lí B. Bằng con đường sinh thái C. Bằng con đường lai xa kết hợp gây đa bội hoá D. Hai câu a và b đúng [] Loài cỏ Spartina dùng trong chăn nuôi được hình thành bằng con đường nào sau đây? A. Sinh thái B. Địa lí C. Lai xa kết hợp gây đa bội hoá D. Tất cả đều sai [] Phương thức hình thành loài bằng lai xa kết hợp đa bội hoá thường gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây? A. Thực vật B. Động vật bậc cao C. Thực vật và động vật D. Động vật và vi sinh vật [] Con lai xa được đa bội hoá được gọi là: A. Thể song nhị bội B. Thể tứ bội hữu thụ C. Thể song đơn bội kép D. a và b đều đúng [] Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là: A. Bằng con đường sinh lí B. Bằng con đường sinh thái C. Bằng con đường lai xa kết hợp gây đa bội hoá D. a và c đều đúng [] Yếu tố tạo ra các nòi mới ở loài sẻ ngô là: A. Địa lí B. Sinh thái C. Di truyền D. Sinh sản [] Trong sự hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài là: A. Địa lí B. Sinh thái C. Sinh sản D. Tất cả đều đúng [] Loài có thể được hình thành bằng: A. Con đường địa lí B. Con đường sinh thái C. Con đường lai xa kết hợp gây đa bội hoá D. Tất cả đều đúng [] Nòi địa lí là: A. Nhóm quần thể sống trong một môi trường sống xác định B. Nhóm quần thể sống trong một sinh cảnh xác định C. Nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện xác định D. Nhóm quần thể phân bố trong khu vực địa lí xác định [] Nòi sinh thái là: A. Nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định B. Nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định C. Nhóm quần thể sồng trên loài vật chủ xác định D. Nhóm quần thể có mùa sinh sản xác định [] Nhóm quần thể ký sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ được gọi là: A. Nòi địa lí B. Nòi sinh thái C. Nòi sinh học D. Nòi sinh sản [] Nòi là các quần thể cùng loài. Trong tự nhiên có: A. Nòi địa lí, nòi sinh thái và nòi sinh sản B. Nòi sinh thái, nòi sinh học và nòi sinh sản C. Nòi địa lí, nòi sinh học và nòi sinh thái D. Nòi địa lí, nòi sinh sản và nòi sinh học [] Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là: A. Quần thể là đơn vị cơ bản trong cấu trúc loài B. Thứ là đơn vị phân loại sinh vật dưới loài C. Nòi là đơn vị sinh vật dưới loài D. Tất cả đều sai [] Tiêu chuẩn hoá sinh được xem là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các chủng, loài ở dạng sinh vật nào sau đây? A. Động vật bậc cao B. Thực vật bậc cao C. Vi khuẩn D. Thực vật và động vật bậc thấp [] Đối với những loài giao phối, tiêu chuẩn được xem là chủ yếu để phân biệt các loài thân thuộc là: A. Tiêu chuẩn hình thái B. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thấi C. Tiêu chuẩn sinh lí, hoá sinh D. Tiêu chuẩn di truyền [] Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa hơn. Yếu tố chủ yếu tạo ra sự sai khác ở hai loài mao lương nói trên là: A. Yếu tố địa lí B. Yếu tố sinh thái C. Yếu tố sinh lí D. Yếu tố hoá sinh [] Loài sáo đen mỏ vàng, loài sáo đen mỏ trắng và loài sáo nâu. Tiêu chuẩn để phân biệt các loài vừa nêu trên là: A. Tiêu chuẩn hình thái B. Tiêu chuẩn địa lí sinh thái C. Tiêu chuẩn sinh lí hoá sinh D. Tiêu chuẩn di truyền []Sự hình thành những kiểu gen qui định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong các loài được gọi là: A. Thích nghi kiểu gen B. Thích nghi sinh thái C. Thích nghi kiểu hình D. Cả A, B, C đều đúng []Hiện tượng sau đây không phải là biểu hiện của thích nghi kiểu hình: A. Sự thay đổi màu da theo nền môi trường của con tắc kè hoa B. Một số cây nhiệt đời rụng lá vào mùa hè C. Cáo Bắc cực có bộ lông trắng về mùa đông D. Con bọ que có thân và các chi giống cái que [] Thích nghi kiểu hình còn được gọi là: A. Thích nghi sinh thái B. Thích nghi địa lí C. Thích nghi di truyền D. Thích nghi sinh sản [] Thường biến được xem là biểu hiện của: A. Thích nghi địa lí B. Thích nghi kiểu hình C. Thích nghi kiểu gen D. Thích nghi di truyền [] Sự thay đổi hình dạng của lá cây rau mác theo môi trường là: A. Thường biến B. Thích nghi kiểu hình C. Loại biến dị không di truyền D. Tất cả đều đúng [] Quan điểm tiến hoá hiện đại phân biệt các loại thích nghi là: A. Thích nghi cá thể và thích nghi quần thể B. Thích nghi tạm thời và thích nghi lâu dài C. Thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen D. Thích nghi sinh thái và thích nghi địa lí [] Trong tự nhiên có các dạng của cách li là: A. Địa lí, sinh thái, sinh sản, di truyền B. Địa lí, sinh lí, sinh thái, di truyền C. Địa lí, sinh lí, sinh sản, di truyền D. Sinh thái, sinh lí, sinh sản, di truyền [] Ý nghĩa của giao phối đối với quá trình tiến hoá là: A. Làm phát tán các đột biến trong quần thể B. Làm phát sinh nhiều biến dị trong tổ hợp trong quần thể C. Tạo nên tính đa hình trong quần thể D. Cả A, B, C đều đúng. [] Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là: A. Đột biến nhiễm sắc thể phổ biến hơn đột biến gen B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá C. Biến dị tổ hợp là nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên D. Chọn lọc tự nhiên không tác động trên các phân tử [] Theo quan niệm của tiến hoá hiện đại thì các mức độ tác dụng của chọn lọc tự nhiên là: A. Giao tử, nhiễm sắc thể, cá thể B. Nhiễm sắc thể, cá thể, quần thể C. Dưới cá thể, cá thể và trên quần thể D. Cá thể, quần xã, quần thể [] Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi …………… của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá. Từ đúng điền vào chỗ trống ở đoạn câu trên là: A. Thành phần kiểu gen B. Khả năng thích nghi C. Tính đặc trưng D. Kiểu phân bố [] Câu hỏi có nội dung sai trong các câu sau đây là: A. Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là tính biến dị và tính di truyền B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật C. Biến dị là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên D. Chọn lọc tự nhiên không tác dụng ở cấp độ trên cơ thể [] Trong các cấp độ tác dụng của chọn lọc tự nhiên, cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là: A. Cấp cá thể và cấp dưới cá thể B. Cấp cá thể và cấp quần thể C. Cấp dưới cá thể và cấp quần xã D. Cấp quần thể và cấp quần xã [] Tác dụng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là: A. Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của các cơ thể B. Tạo ra sự sai khác về tập tính ở động vật C. Tạo ra sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau D. Làm tăng số cá thể ngày càng nhiều [] Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên vì lí do nào sau đây? A. Làm thay đổi lớn cấu trúc di truyền B. Nhanh tạo ra các loài mới C. Phổ biến, ít gây chết và ít làm rối loạn sinh sản cơ thể D. Tạo ra thay đổi nhiều ở số lượng nhiễm sắc thể [] Nguồn nguyên liệu nào sau đây được xem là nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. Đột biến đa bội thể [] Xét trên từng gen riêng rẽ, tần số đột biến tự nhiên trung bình trong khoảng: A. đến B. đến C. đến D. đến [] Nhân tố nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên? A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến C. Giao phối D. Sự cách li [] Nhân tố nào sau đây làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể? A. Đột biến và giao phối B. Chọn lọc tự nhiên C. Sự cách li D. Tất cả các yếu tố trên [] Theo Kimura, sự tiến hoá sinh giới diễn ra bằng con đường củng cố ngẫu nhiên: A. Các biến dị có lợi B. Các đặc điểm thích nghi C. Các đột biến trung tính D. Đột biến và biến dị tổ hợp [] Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của: A. Các phân tử axit nuclêic B. Các phân tử prôtêin C. Các phân tử pôlisaccarit D. Các phân tử lipit phức tạp [] Người đề ra học thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc các đột biến trung tính là: A. Đacuyn B. Lamac C. Kimura D. Hacđi - Vanbec [] Thuyết tiến hoá giải thích quá trình hình thành các đơn vị phân loại sinh vật trên loài là: A. Tiến hoá lớn B. Tiến hoá nhỏ C. Tiến hoá bằng sự chọn lọc các đột biến trung tính D. Tiến hoá tổng hợp [] Xét các yếu tố sau đây: (A): Phát sinh đột biến (B): Phát tám đột biến qua giao phối (C): Sự chọn lọc các đột biến có lợi (D): Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc Trong tự nhiên để hình thành các đơn vị phân loại sinh vật trên loài, trải qua thời gian lâu dài và qui mô rộng lớn, sinh vật chịu tác dụng của những yếu tố nào sau đây? A. (A), (B) B. (C), (D) C. (A), (B), (C) D. (A), (B), (C), (D) [] Xét các yếu tố sau đây: (A): Phát sinh đột biến (B): Phát tám đột biến qua giao phối (C): Sự chọn lọc các đột biến có lợi (D): Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc. Những yếu tố tác dụng trong quá trình hình thành loài mới là: A. (A), (B), (C) B. (A), (B), (C), (D) C. (B), (C), (D) D. (A), (C), (D) [] Xét các yếu tố sau đây: (A): Phát sinh đột biến (B): Phát tám đột biến qua giao phối (C): Sự chọn lọc các đột biến có lợi (D): Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc. Những yếu tố tác động trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật là: A. (A), (B), (D) B. (B), (C), (D) C. (A), (B), (C) D. (C), (D), (A) [] Nội dung của thuyết tiến hoá vi mô giải thích quá trình tạo ra: A. Loài mới B. Các đơn vị phân loại trên loài C. Nòi mới D. Thứ mới [] Thành công của lý thuyết về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn thể hiện ở điểm nào sau đây? A. Đã giải thích được quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật B. Giải thích được quá trình hình thành ở loài mới C. Nêu được nguồn gốc thống nhất của các loài D. Cả A, B, C đều đúng [] Hạn chế của Đacuyn khi trình bày học thuyết tiến hoá sinh giới là: A. Chưa nêu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị B. Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên để giải thích tiến hoá ở sinh vật C. Cho rằng động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu con người D. Quan niệm biến dị cá thể là nguyên liệu của tiến hoá [] Chọn lọc tự nhiên xuất hiện ở giai đoạn nào sau đây trong quá trình hình thành và phát triển sự sống trên trái đất? A. Tiến hoá hoá học B. Tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá hoá học và tiến hóa tiền sinh học D. Tiến hoá sinh học [] Quá trình chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi: A. Sự sống xuất hiện trên quả đất B. Sinh vật xuất hiện trên quả đất C. Có sự cạnh tranh về các điều kiện sống ở các sinh vật D. Xuất hiện các điều kiện bất lợi cho sự sống sinh vật [] Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn? A. Động lực tiến hoá của sinh vật trong tự nhiên B. Nguyên nhân hoàn thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật C. Tạo ra các đơn vị phân loại trên loài ở sinh vật D. Tạo ra quá trình phân li tính trạng [] Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến sự tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là: A. Chọn lọc nhân tạo B. Chọn lọc tự nhiên C. Biến dị cá thể D. Sự thay đổi của các điều kiện sống [] Động lực của chọn lọc tự nhiên là: A. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người B. Các tác nhân của môi trường tự nhiên C. Đấu tranh sinh tồn ở mỗi cơ thể sống D. Sự đào thải các biến dị không có lợi [] Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là: A. Đều dựa trên cơ sở của tính biến dị và tính di truyền của sinh vật B. Đều có động lực là nhu cầu của con người C. Đều dẫn đến tạo ra nhiều loài mới D. Đều là động lực tiến hoá của mọi sinh vật trong tự nhiên []Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc tộ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là: A. Chọn lọc tự nhiên B. Biến dị xác định ở vật nuôi, cây trồng C. Biến dị cá thể ở vật nuôi, cây trồng D. Chọn lục nhân tạo [] Kết quả của chọn lọc nhân tạo là: A. Tạo ra các loài mới B. Tạo ra các thứ và nòi mới C. Tạo ra các chi mới D. Tạo nên các họ mới [] Động lực của chọn lọc nhân tạo là: A. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người B. Bản năng sinh tồn của vật nuôi, cây trồng C. Các tác động của điều kiện sống D. Sự đào thải các biến dị không có lợi [] Hiện tượng từ một dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên ban đầu được gọi là: A. Chuyển hoá tính trạng B. Phân li tính trạng C. Biến đổi tính trạng D. Phát sinh tính trạng
File đính kèm:
- De thi mon sinh hoc 5.doc