Đề 5 thi Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2011 -2012 môn: hóa học 12 thời gian làm bài: 60 phút

pdf4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 thi Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2011 -2012 môn: hóa học 12 thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1/4 - Mã đề 709 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 
MÔN: HÓA HỌC 12 
Thời gian làm bài: 60 phút 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 Đề thi có 04 trang 
Mã đề 709 
Họ và tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg= 24; 
Al = 27; S= 32; Cl=35,5; Cr= 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Từ Câu 1 đến Câu 32 
Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là 
A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4. 
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit? 
A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. 
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. 
C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH 
D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. 
Câu 3: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, phần vỏ tàu ngâm trong nước biển thường được người ta gắn chặt 
những tấm kim loại: 
A. Cu B. Fe C. Pb D. Zn 
Câu 4: Kim loại Al phản ứng được với 
A. H2SO4 đặc nguội. B. dung dịch NaCl C. HNO3 loãng. D. HNO3 đặc nguội. 
Câu 5: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có thể tham gia vào 
A. phản ứng màu với iot. B. phản ứng tráng bạc. 
C. phản ứng với Cu(OH)2 D. phản ứng thuỷ phân. 
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng. 
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. 
B. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+1N. 
C. Anilin cho phản ứng với dung dịch HCl tạo muối và làm đỏ quỳ tím ướt. 
D. Liên kết peptit là liên kết –NH–CO– giữa hai đơn vị  -aminoaxit. 
Câu 7: Monome được dùng để điều chế polietilen là 
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH2. 
Câu 8: Cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl. Các chất tác dụng với dung dịch HCl là 
A. Cu, Al, Fe B. Cu, Ag, Fe C. Al, Fe, Ag D. CuO, Al, Fe 
Câu 9: Oxit lưỡng tính là 
A. MgO. B. CrO. C. CaO. D. Cr2O3. 
Câu 10: Phản ứng tạo ra muối sắt (II) là 
A. Fe + H2SO4 loãng. B. Fe + Cl2. 
C. Fe + H2SO4 đặc, nóng. D. Fe + HNO3 loãng. 
Câu 11: Chất béo là trieste được tạo bởi : 
A. Ancol etylic với axit béo. B. Glixerol với các axit béo. 
C. Glixerol với axit axetic. D. Các phân tử aminoaxit. 
Câu 12: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản 
ứng tráng gương là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
 Trang 2/4 - Mã đề 709 
Câu 13: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: 2 2 3 3MgCl , ZnCl , FeCl , AlCl . Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 
dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là 
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Câu 14: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là 
A. +2, +3, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +3, +4, +6. D. +2; +4, +6. 
Câu 15: Khi cho 12,0 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thể tích H2 sinh ra là 2,24 lít (ở 
đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là 
A. 3,2 gam. B. 6,4 gam. C. 2,8 gam. D. 5,6 gam. 
Câu 16: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối 
lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng đồng đã bám vào thanh sắt là 
A. 9,5 gam. B. 9,4 gam. C. 9,6 gam. D. 9,3 gam. 
Câu 17: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với 
A. Dung dịch KOH và dung dịch HCl B. Dung dịch KOH và CuO 
C. Dung dịch NaOH và dung dịch NH3 D. Dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. Chất X và Y lần lượt là 
A. glucozơ, etyl axetat. B. glucozơ, anđehit axetic. 
C. glucozơ, ancol etylic. D. ancol etylic, anđehit axetic. 
Câu 19: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là 
A. Ca B. Ba C. Be D. Na 
Câu 20: Ba dung dịch: NH2CH(CH3)COOH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng 
để phân biệt ba chất trên là 
A. dung dịch NaOH. B. kim loại Na. C. dung dịch Br2. D. quỳ tím. 
Câu 21: Cho khí CO tác dụng với các oxít sau: CuO, Al2O3, MgO, Na2O (nung nóng). Oxít có phản ứng là 
A. Al2O3. B. Na2O. C. CuO D. MgO. 
Câu 22: Cho bốn dung dịch muối: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng 
được với cả bốn dung dịch muối trên? 
A. Pb. B. Cu. C. Zn. D. Fe. 
Câu 23: Phản ứng nào dưới đây giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động? 
A. CaCO3 
0tCaO + CO2 B. CaCO3 + H2O + CO2  Ca (HCO3)2 
C. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2 D. Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2 
Câu 24: Cho 0,450 gam amin đơn chức tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, sau phản ứng, cô cạn dung 
dịch ta thu được 0,815 gam muối khan. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là 
A. 0,10M. B. 0,50M. C. 0,20M. D. 0,05M. 
Câu 25: Cặp chất không xảy ra phản ứng là 
A. Ag + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Fe + Cu(NO3)2. D. Zn + Fe(NO3)2. 
Câu 26: Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch 
A. Ca(OH)2. B. Na2CO3. C. HCl. D. NaCl. 
Câu 27: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại? 
A. Vàng B. Nhôm C. Bạc D. Đồng 
Câu 28: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng hết với 100ml 
dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là 
A. metyl axetat B. metyl fomat C. etyl axetat D. propyl fomat 
Câu 29: Để phân biệt dung dịch Na2CO3 và dung dịch Na2SO4, người ta dùng 
A. Dung dịch KOH. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch Ba(OH)2. 
Câu 30: Cho 28,50 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,08 lít khí H2 (ở 
đktc). Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp là 
A. 16,35. B. 24,45. C. 10,27. D. 20,40. 
Câu 31: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là 
A. K+, Cu2+, Al3+. B. Al3+, Cu2+, K+. C. K+, Al3+, Cu2+. D. Cu2+, Al3+, K+. 
 Trang 3/4 - Mã đề 709 
Câu 32: Chất thuộc loại đisaccarit là 
A. saccarozơ. B. fructozơ. C. xenlulozơ. D. glucozơ. 
II. PHẦN RIÊNG: 
Thí sinh chọn một trong hai phần riêng (A/ hoặc B/) để làm bài. Nếu làm cả hai phần (A/ và B/) sẽ không 
được tính điểm phần riêng. 
A/ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Từ Câu 33 đến Câu 40 
Câu 33: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử 3 6 2C H O là 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. 
Câu 34: Cho 2,72 gam hỗn hợp 2 kim loại hoá trị II tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,896 
lít H2 (ở đktc). Khối lượng muối thu được là 
A. 5,62 gam. B. 6,56 gam. C. 5,46 gam. D. 6,18 gam. 
Câu 35: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là 
A. K+. B. Li+. C. Na+. D. Rb+. 
Câu 36: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị 
của m là 
A. 16. B. 14. C. 12. D. 8. 
Câu 37: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là 
A. 184 gam. B. 138 gam. C. 92 gam. D. 276 gam. 
Câu 38: Oxit lưỡng tính là 
A. MgO. B. Cr2O3. C. CrO. D. CaO. 
Câu 39: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin? 
A. HOOC-CH2CH(NH2)COOH. B. H2N-CH2-COOH. 
C. H2N–CH2-CH2–COOH. D. CH3–CH(NH2)–COOH. 
Câu 40: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơtrinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính 
theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là 
A. 25,46. B. 26,73. C. 29,70. D. 33,00. 
B/ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Từ Câu 41 đến Câu 48 
Câu 41: Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng 
A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. 
C. H2N-(CH2)5-COOH. D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. 
Câu 42: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y, Z có cùng công thức phân tử: C3H6O2. Y tác dụng được với 
Na2CO3 giải phóng khí CO2. Z không tác dụng với Na, không tác dụng với AgNO3/ NH3, nhưng tác dụng được 
với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y, Z : 
A. CH3CH2COOH, CH3COOCH3 B. CH3CH2COOH, CH2OH-CH2CHO 
C. CH3CH2COOH, CH3COCH2OH D. CH3CH2COOH, H-COOC2H5 
Câu 43: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm 
khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là 
A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Mg. 
Câu 44: Trong dung dịch glucozơ tồn tại chủ yếu ở 
A. hai dạng mạch vòng  -glucozơ và  -glucozơ. 
B. dạng vòng  -glucozơ. 
C. dạng mạch hở gồm một nhóm -CHO và năm nhóm -OH. 
D. cả hai dạng mạch hở và mạch vòng. 
Câu 45: Cho E0 (Zn2+/Zn)= -0,76V; E0(Cu2+/Cu)= 0,34V. Suất điện động của pin điện hoá Zn–Cu là 
A. + 1,10V. B. -1,10V. C. -0,42V. D. + 0,42V. 
Câu 46: 0,01 mol aminoaxit (X) tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản 
ứng được 1,835 gam muối khan. Khối lượng phân tử của X là 
 Trang 4/4 - Mã đề 709 
A. 103. B. 117. C. 147. D. 89. 
Câu 47: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có 
A. bọt khí bay ra. B. bọt khí và kết tủa trắng. 
C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. 
Câu 48: Lấy V lít dung dịch NaOH 0,4M cho vào dung dịch có chứa 58,14 gam Al2(SO4)3 thu được 23,4 gam kết tủa. 
Giá trị V là 
A. 2,55 lít hay 2,98 lít. B. 2,65lít hay 2,25lít. C. 2,25lít hay 2,68lít. D. 2,65lít hay 2,85lít. 
----------- HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfHOA12_709.pdf