Đề 5 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 5Đề A: Câu 1: (2 điểm) Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hemingway.Câu 2: (8 điểm) Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”( Kim Lân). Qua đó em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?Đề B: Câu 1: (2 điểm) Nêu những đặc điểm về con người nhà văn Nguyễn Tuân ?Câu 2: (2 điểm) Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện “Vi hành” ( Nguyễn Ái Quốc )Câu 3: (6 điểm) Bình giảng đoạn thơ:“Ta về mình có nhớ ta ?Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”(Việt Bắc - Tố Hữu )-------------------------------------------------------GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 5ĐỀ A:Câu 1:Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hemingway- Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu , nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào . Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào , hương vị biển , những con tàu , những đàn sư tử . Thả mồi ông đối thoại với chim trời , cá biển .- Thế rồi , một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi . Đây là một con cá Kiếm to lớn , mà ông hằng mong ước . Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm , Xanchiago giết được con cá .- Nhưng lúc ông già quay vào bờ , từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm . Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập . Tuy vậy , ông vẫn nghĩ “ không ai cô đơn nơi biển cả” . Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương .Câu 2 Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”( Kim Lân). Qua đó em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?(Gợi ý phân thân bài )1. Giới thiệu hoàn cảnh nạn đói và sự kiện Tràng có vợ:- Giữa cảnh tối sầm lại vì nạn đói ( người chết như ngã rạ, những đám người đói như những bóng ma,... ) thì Tràng lại nhặt được người đàn bà về làm vợ. Sự việc này này gây ngạc nhiên cho nhiều người dân xóm ngụ cư và trong đó có cả bà cụ Tứ - mẹ Tràng.2. Khi chưa biết người đàn bà là con dâu:- Bà cụ Rất ngạc nhiên, bà không hiểu vì sao lại có người dàn bà ngồi ngay ở giường con mình, không phải là cái Đục, mà lại chào mình bằng u...3. Khi biết thị là con dâu:- Sau khi Tràng giới thiệu với bà, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự, hàng loạt tâm trạng ngổn ngang xuất hiện:+ Bà mừng: vì con bà ( xấu trai, nhà nghèo ) mà cũng có được vợ.+ Cảm thông cho người đàn bà: “Người ta có gặp bước đói khổ này mới lấy đến con nình...”+ Tủi thân: Vì bà không làm tròn bổn phận dựng vợ gả chồng cho con.+ Xót xa cho số kiếp của đứa con: lấy vợ ngay khi khốn khó bởi cái đói , cái chết.+ Lo: Không biết chúng nó có qua khỏi được tao đoạn này không.4. Từ tâm trạng của bà, ta nhận ra tình cảm sâu sắc của người mẹ: Điều đó lại càng được tô đậm thêm qua những cử chỉ, lời nói của bà:- Bữa cơm ngày đói bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.- Bà vun đắp hạnh phức cho đôi vợi chồng trẻ: “Khi nào rảnh, kiếm ít nứa, dan cái phên mà ngăn ra mày ạ”- Bày biểu con cách làm ăn: chuyện nuôi gà - Đặt vào lòng con một niềm tin vào cuộc sống, tương lai: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. May ra ông trời cho khá...- Khi khóc, bà vội quay ,mặt đi, bà không để con dâu nhìn thấy bà khóc...5. Thông qua những biểu hiện về tâm trạng, nhà văn thể hiện vẻ đẹp trong tấm lòng của người mẹ. Đó là tình thương con rất mực, tinh thần cưu mang đùm bọc. Đó chính là nét đẹp thuần hậu nguyên thủy của người mẹ Việt Nam. ĐỀ B:Câu 1:Nêu những đặc điểm về con người nhà văn Nguyễn Tuân + Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc .+ Có ý thức cá nhân phát triển cao .+ Rất mực tài hoa. + Quý trọng nghề văn .Câu 2hân tích ý nghĩa nhan đề truyện “Vi hành” 1. - Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo ở Macxây .Mục tiêu của chúng là lừa bịp nhân dân Pháp rằng : quốc dân An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc” ,Khải Định sang Pháp để tạ ơn “bảo hộ” ,và “khai hóa” của mẫu quốc. Từ đó, chúng muốn nhân dân Pháp ủng hộ chính sách xâm lược và tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa của chúng ở Đông Dương.- Để đập tan âm mưu đó, Nguyễn Ai Quốc đã viết trruyện ngắn “Vi Hành” đăng trên báo “Nhân Đạo” (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Pháp ) đầu năm 1923 .2. Truyện có tên là Incognito (ẩn danh, lén), Phạm Huy Thông dịch “Vi Hành”(Con đường nhỏ). Nhan đề chỉ hành vi lén lút, mờ ám của Khải Định khi sang Pháp và có ý nghĩa mỉa mai thói ăn chơi cờ bạc trác táng của vị vua bù nhìn này.3. Trong tác phẩm, thông qua tình hàng loạt sự nhầm lẫn, tác giả đề cập khá rõ nét về hành vi vi hành của Khải Định trên đất Pháp và nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng tập trung lên án ông vưa bù nhìn Khải Định . Do vậy, ký nghĩa nhan đề có sự phù hợp với nội dung câu chuyện và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cho nên Vi hành là một nhan đề đặc sắc.Câu 3:1. Giới thiệu chung- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc”- Vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích+ Đoạn thơ la một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm: thể hiện một cách tập trung vẻ đẹp, giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của To Hữu.+ Đoạn thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ tha thiết bồi hồi giữa kẻ ở người về, giữa người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc mà còn tạo nên bộ tứ bình độc đáo của thiên nhiên vùng rừng núi chiến khu.2. Bình giảng đoạn thơ2.1 Ý nghĩa của 2 câu thơ mở đoạn- Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm. Đây là nỗi nhớ của người về hướng tới “những hoa cùng người”- hướng tới thiên nhiên và con người Việt Bắc.- Hai câu thơ mang giai điệu dân ca ngọt ngào, sau lắng (chú ý cặp từ “ta”, “mình”) là cảm hứng chủ đạo tạo nên các cung bậc nhớ cụ thể và cảnh vật cụ thể hữu tình của cảnh và người ở 8 câu thơ sau.2.2 Vẻ đẹp của 8 câu thơ tiếp theo- Đoạn thơ làm ta liên tưởng tới bức tranh tứ bình trong dân gian, trong “Truyện Kiều” nhưng lại mang sắc thái riêng của quê hương Việt Bắc.- Sự chuyển vận của thời gian từ xuân sang hè với vẻ đẹp hoang sơ mà tráng lệ của núi rừng Việt Bắc:Các hình ảnh cần chú ý:+ “Hoa chuối đỏ tươi”, “mơ nở trắng rừng” …. Đặc biệt là cảnh “ve kêu rừng phách đổ vàng”: câu thơ hay, thời gian như cũng mang màu sắc và từ “đổ” như nhãn tự làm sống dậy nét độc đáo của Việt Bắc.+ Đánh giá nghệ thuật hòa sắc tài tình của nhà thơ.+ Bình giảng những câu thơ hay như: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “Nhớ người em gái hái măng một mình” … là những câu thơ độc đáo in đậm bản sắc người Việt Bắc: giản dị, mạnh mẽ, hào hùng và cũng rất duyên dáng nên thơ, …+ Khai thác khía cạnh tạo hình và phối âm trong các câu thơ trên.+Câu hết đoạn thơ như một dấu ngân dài thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Bắc. (Chú ý đại từ “Ai” và cụm từ “tiếng hát ân tình”.)3. Đánh giá chung- Giá trị của đoạn thơ so với toàn bài.- Nét đặc sắc của đoạn thơ còn được bộc lộ ở hình thức đối thoại của nhân vật trữ tình, cách thể hiện ấy kết hợp với giọng thơ ngọt ngào mang dấu ấn của sự hồi tưởng, suy tư đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp của phong cách Tố Hữu.

File đính kèm:

  • docde thi tot nghiep THPT(5).doc