Đề 6 khung ma trận đề kiểm tra môn ngữ văn 11 (dành cho tự luận)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 6 khung ma trận đề kiểm tra môn ngữ văn 11 (dành cho tự luận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 6
I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 11 (dành cho tự luận)
Thời gian 45 phút
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Thấp
Cao

1. Văn học
Tác phẩm “Chí phèo” – Nam Cao
Những lần đổi tên của truyện ngắn “Chí phèo”
Ý nghĩa của các nhan đề




Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %

1.5
15%

1.5
15%


1
3
30%
2. Làm văn
Tiểu sử tóm tắt




Vận dụng kiến thức kĩ năng để viết tiểu sử tóm tắt của một cá nhân



Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %



1
7
70%
1
7
70%
Tổng cộng
1.5 điểm
1.5 điểm
7.0 điểm
10 điểm
 
II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN NGỮ VĂN 11 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3điểm): Truyện ngắn ‘Chí phèo” – Nam cao đã trải qua những lần đổi tên nào? Hãy nhận xét về các nhan đề tác phẩm.
Câu 2 (7điểm): Anh(chị) hãy viết tiểu sử tóm tắt của một đoàn viên xuất sác trong lớp được cử đi học lớp cảm tình Đảng của trung tâm

III. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1 (3điểm): 
- Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời đều có những bước thăng trầm, trải qua những lần thử nghiệm, thay đổi. Tác phẩm CP của NC cũng không nằm ngoại quy luật đó.
- Tác phẩm "Chí Phèo" đã trải qua 3 lần đổi tên. Ban đầu nhà văn đặt nhan đề là "Cái lò gạch cũ". Khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản đã tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Sau đó, khi cho in lại trong tập "Luống cày", tác gải đặt lại tên là "Chí Phèo".
- Ý nghĩa của mỗi tên gọi: 
+ "Cái lò gạch cũ": hình ảnh này xuất hiện trong tác phẩm 2 lần (đầu và cuối tác phẩm), vừa gợi ra nguồn gốc xuất thân của Chí Phèo vừa phản ánh một hiện tượng có tính chất quy luật diễn ra ở nông thôn VN trước cách mạng: người nông dân lưu manh, tha hoá. Chí Phèo cha chết đi, số phận của thế hệ sau cũng sẽ bất hạnh, nghiệt ngã như vậy. Đây là một nhan đề giàu ý nghĩa nhưng chưa thể hiện hết dụng ý nghệ thuật của nhà văn, chưa nói được tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn đối với người nông dân, đồng thời còn thể hiện cái nhìn bi quan, yếm thế về số phận của họ.
+ "Đôi lứa xứng đôi": nhan đề này khá hấp dẫn nhưng chỉ có tính chất "ăn khách" vì gợi ra mối tình éo le của Chí Phèo và Thị Nở, không phù hợp với tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
+ "Chí Phèo": ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Nhan đề vừa gợi ra số phận cụ thể của một con người, vừa khái quát bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ (bi kịch như Chí Phèo gặp phải). Qua đó cũng phần nào giúp ta hiểu hơn về tấm lòng yêu thương con người của nhà văn.
Câu 2 (7điểm): 
1. Về kĩ năng: Nắm vững pp viết một bài tiểu sử tóm tắt
Bố cục bài viết hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
2. Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo bố cục sau
-) Nhân thân: Họ tên, Năm sinh, quê quán, thành phần gia đình, trình độ học vấn …
-) Quá trình học tập công tác: 
+) Học tập: Nêu rõ thành tích một số năm gần đây
+) Công tác: Làm gỉ?
-) Đóng góp
-) Thành tích khen thưởng
Thang điểm: 
Điểm 6: Nội dung đầy đủ, diễn đạt rõ ràng, chính xác, có dẫn chứng
Điểm 5 – 4: Nội dung đầy đủ, chính xác
Điểm 3 – 2: Nội dung tương đối đầy đủ, trình bày chưa hợp lí
Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt luộm thuộm
Điểm 0: Không có nội dung
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và về kiến thức

File đính kèm:

  • docDE6.doc