Đề 6 Kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 6 Kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG:……………………… MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Đề số:…… ( Tiết 157 Tuần 32 theo PPCT)
Họ và tên:……………………….
Lớp:……

 Điểm
 Lời phê của thầy ( cô)

I. TRẮC NGHIỆM: ( 4đ) Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất
1/ Khởi ngữ : ( 0.5đ )
 a. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 b. Là thành phần phụ của câu xác định thời gian , nơi chốn , nguyên nhân, mục đích , phương tiện, cách 
 thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
 c. Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật , hiện tượng có hành động , đặc điểm, trạng thái …được 
 miêu tả ở vị ngữ.
 d. Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.
2/ Trong các thành phần sau, đâu là thành phần biệt lập? ( 0.5 đ)
 a. Thành phần chủ ngữ b. Thành phần vị ngữ
 c. Thành phần phụ: Tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú. d. Thành phần khởi ngữ
3/ Thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận…) là: ( 0.5 đ)
 a. Thành phần tình thái b. Thành phần cảm thán
 c. Thành phần gọi – đáp d. Thành phần phụ chú
4/ Trong câu “ Trời đất ơi, em sao mà lười học vậy?”, cụm từ “ Trời đất ơi” thuộc: ( 0.5đ )
 a. Phần phụ tình thái b. Phần phụ cảm thán
 c. Cả a và b đều sai	 d. Cả a và b đều đúng
5/ Để liên kết câu và liên kết đoạn văn , người ta sử dụng một số phép liên kết sau: ( 0.5đ)
 a. Phép lặp từ ngữ b. Phép đồng nghĩa, trái nghiã và liên tưởng
 c. Phép nối, phép thế d. Cả a, b, c đều đúng
6/ Sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn nhằm mục đích: ( 0.5đ)
Làm cho câu văn, đoạn văn trong văn bản thêm giàu hình ảnh.
Làm cho nội dung văn bản thêm phong phú.
Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc để thể hiện cảm xúc.
Làm cho các câu, các đoạn trong văn bản cùng thống nhất chủ đề và các câu, đoạn đó được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
7/ Nghĩa tường minh khác với hàm ý ở chỗ: ( 0.5đ)
Làphần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Nghĩa được thể hiện ra một cách rõ ràng , trực tiếp, cụ thể.
Không có ý hàm ẩn trong phần thông báo.
Cả a , b, c đều đúng.
8/ Thành phần chính của câu là: ( 0.5đ)
 a. Thành phần trạng ngữ b. Thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ
 c. Khởi ngữ d. Thành phần biệt lập
II. TỰ LUẬN: ( 6đ) 
1/ Đọc truyện cười “ Lợn cưới, áo mới” sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ( 4đ)
 “ Có anh tính hay khoe của . Một hôm , may được cái áo mới , liền đem ra mặc , rồi đứng hóng ở cửa , đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
 Đang tức tối, chợt thấy một anh , tính cũng hay khoe , tất tưởi chạy đến hỏi to :
 - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
 Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này , tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
 ( Theo truyện cười dan gian Việt Nam)
a/ Hãy cho biết hàm ý qua hai câu sau: ( 2đ)
“ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” và câu : “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này , tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
b/ Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong truyện trên. ( 2đ)
2/ Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn đối thoại sau: ( 2đ)
 “ Lan mới đi nghỉ mát ở Đà Lạt về, Huệ hỏi:
Lan ơi ! Hãy kể về kì nghỉ mát của bạn cho mình nghe với.
Cũng rất vui.
À này ! Lan mua chiếc áo này cho Huệ đấy.
Ồ ! đẹp quá.”
	
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG:……………………… MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Đề số:…… ( Tiết 157Tuần 32 theo PPCT)
I TRẮC NGHIỆM: ( 4đ)
HS làm đúng mỗi câu đạt 0.5 đ 
1
2
3
4
5
6
7
8
a
c
b
b
d
d
d
b

II. TỰ LUẬN: ( 6đ)
1/ ( 4đ)
a/ Hàm ý trong hai câu trên đều “ tỏ ý khoe của” ( 2đ)
Câu 1: “ Con lợn của tôi là con lợn to, béo dùng để đám cưới”
Câu 2: “ Cái áo tôi đang mặc đây là cái áo mới may…” hoặc “con lợn cưới của anh có bằng cái áo tôi mới may đây không?”
b/ 
Phép lặp: ( 1đ)
+ “ anh” ( câu : 1, 3, 6)
+ “ khoe” ( câu: 1, 4)
+ “ con lợn” ( câu : 5, 7)
+ “ áo mới” ( câu : 2, 7) “ áo” ( câu : 6)
+ “ mặc” ( câu: 2, 7)
+ “ tức” ( câu: 3,4)
Phép thế: ( 0.5đ)
+ “ anh” ( câu : 1 ) ; “ bác” ( câu : 5) ; “ ai” ( câu : 3) ; “ người ta” ( câu : 2)
 - Dùng từ, cụm từ trái nghĩa: ( 0.5đ)
 + “ có( thấy)” : câu 5
 + “ chẳng ( thấy)” : câu 7
2/ ( 2đ)
 “ Lan mới đi nghỉ mát ở Đà Lạt về, Huệ hỏi:
Lan ơi ! Hãy kể về kì nghỉ mát của bạn cho mình nghe với.
 Câu đặc biệt Câu rút gọn

Cũng rất vui.
 Câu rút gọn

À này ! Lan mua chiếc áo này cho Huệ đấy.
 Câu đặc biệt 
Ồ ! đẹp quá.”
 Câu đặc biệt Câu rút gọn 

File đính kèm:

  • docDE 6.doc