Đề 6 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 6 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
 . . . Anh bước vội vàng với những bước chân dài, rồi dừng lại kêu to:
 - Thu! Con.
 Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
Ba đây con!
Ba đây con!
 Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
 (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
Câu1( 0,25 điểm) . Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” được sáng tác trong giai đoạn:
A. trước cách mạng thánh tám 1945
B. trong cuộc kháng chiến chống Pháp
C. trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
D. sau năm 1975
Câu2( 0,25 điểm) . Dòng văn nào thể hiện nội dung đoạn trích trên?
 A. Nỗi sợ hãi của bé Thu.
 B. Tình cha con sâu nặng.
 C. Niềm vui đoàn tụ của gia đình ông Sáu.
 D. Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của ông Sáu khi bé Thu không nhận anh là ba của nó.
Câu3( 0,25 điểm) . Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
Câu4( 0,25 điểm) . Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy?
 A. Giần giật B. Run run.
 C. Mong muốn D. Chầm chậm.
Câu5( 0,25 điểm) .Trong câu văn “Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.“(trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng ) cụm từ gạch chân thuộc lớp từ nào?
 A.Từ toàn dân. B. Từ địa phương Nam Bộ.
 C. Từ mượn. D. Từ địa phương Trung Bộ.
Câu6( 0,25 điểm) . Câu văn: “ Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con,nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” có sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A. So sánh B. Nhân hóa
 C. Hoán dụ D. Ẩn dụ
Câu7( 0,25 điểm) . Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì?
Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu.
Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu.
Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu.
Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu.
Câu8 ( 0,25 điểm) . Trường hợp nào không phải là cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
A. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật
B. Miêu tả cảnh vật thiên nhiên nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật
C. Miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục để tái hiện nội tâm nhân vật
D. Trình bày các mối quan hệ của nhân vật
II. Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) Cho câu văn sau: “ Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa” có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.” Từ câu văn đã cho, hãy viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh ( từ 7 đến 10 câu)	 
Câu 2 ( 5 điểm)
Một việc làm vì môi trường

	
................. HẾT..............









UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
 

I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
C
B
A
D
D

- Mỗi đáp án đúng được 0, 25 điểm

II. Phần tự luận ( 8 điểm)

 Câu
Đáp án
Điểm
1
(2điểm)
* Yêu cầu hình thức:
- Trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh với câu đã cho là câu chủ đề ( 7 đến 10 câu)
- Các câu được liên kết chặt chẽ.
- 0,5 điểm


* Yêu cầu về nội dung 
- Làm rõ chủ đề của tác phẩm:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến tất cả cho nhân dân, đất nước 
( sống cống hiến sẽ mang đến cho con người niếm hạnh phúc lớn lao trong cuộc đời)
- Chứng minh chủ đề ấy qua hai nhân vật: ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét
- Dù xuất hiện gián tiếp, đều không có tên riêng mà được gọi bằng tên công việc họ đang làm.
- Họ là những người lao động rất đỗi bình thường mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đều chung một tâm hồn trong sáng, suy nghĩ sâu sắc và nhất là thái độ sống, lao động và cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách âm thầm, lặng lẽ.
- Họ cùng anh thanh niên tạo nên thế giới của những con người miệt mài lao động khoa học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích cho đất nước, vì cuộc sống con người. Họ lcũng à những tấm gương lí tưởng về cách sống cao đẹp, đầy sự hi sinh.
 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài lập luận tốt
( 1,5 điểm )

- 0,25 điểm

- 0,25 điểm

- 0,5 điểm





- 0,5 điểm
2
(6điểm)
* Mở bài - Dẫn dắt, nêu được vấn đề nghị luận: Hiện nay có nhiều vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu trong đó có vấn đề về môi trường
* Thân bài 
+ Nói ngắn gọn khái niệm môi trường: Các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triến của con người và sinh vật.
+ Nói qua về tình hình môi trường hiện nay ở nước ta: Môi trường bị ô nhiếm nghiêm trọng. vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
+ Có nhiều biên pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra nhằm cải thiện, bảo vệ, giữ gìn, xây dựng môi trường sanh- sạch- đẹp trong đó có việc đấy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng và trong nhà trường.
+ Kể một việc làm bảo vệ môi trường ( làm việc gì, làm như thế nào, kết quả..)
+ Đánh giá về việc làm đó
* Kết bài 
- Suy nghĩ bản thân từ câu chuyện được kể.
* Lưu ý: 
+ Bài viết hoàn chỉnh, có đủ bố cục 3 phần
+ Diễn đạt lưu loát, đảm bảo bài văn kể
+ Đan xen yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.
 - 0,5 điểm


- 5 điểm
- 0, 5 điểm



- 0,5 điểm


 - 1,0 điểm

 


- 2,5 điểm


- 0, 5 điểm



-------------- HẾT----------------

























File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_6.doc