Đề 6 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 6 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian:120 phút (Không kể thời gian giao đề) --------------------- Câu 1(4đ): Tiến sĩ Thân Nhân Trung đời vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Hãy viết một bài nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về điều được nói đến trong câu nói trên. Câu 2(6đ): Bàn về nội dung phản ánh của nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 9. ------------------- HẾT ------------------ UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 9 Câu Đáp án Điểm * Câu 1 (4đ) * Câu 2: (6đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: + Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. + Bố cục 3 phần chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng phù hợp. + Hành văn mạch lạc, trình bày sạch đẹp, hạn chế tối đa các lỗi dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung: * Giải thích: - “Người hiền tài” là người có đức độ, tài năng. Nếu chỉ có tài mà không có đức, chỉ chăm lo cho bản thân mình thì không giúp ích được gì cho quốc gia, có khi còn làm hại là đằng khác. Ngược lại nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó thành công, không là được việc lớn. - “Nguyên khí của quốc gia”(nguyên: căn nguyên, cái gốc; khí: trạng thái tinh thần): người hiền tài là cái gốc, là yếu tố quyết định làm nên một quốc gia vững mạnh. - Ý cả câu: khẳng định, đề cao vai trò của những người có đức, có tài đối với vận mệnh của đất nước. ta chẳng thấm gì so với những mất mát, bất hạnh của người khác. * Bàn về vai trò to lớn của người hiền tài với đất nước: - Bằng khả năng tìm tòi, sáng tạo làm thay đổi vận mệnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội: các nhà khoa học với các phát minh, các nghệ sĩ với những tác phẩm lớn … - Bằng khả năng lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt quần chúng thực hiện thành công những kế hoạch, dự định, biến ước mơ thành hiện thực: như Trần Hưng Đạo đã cùng vua tôi nhà Trần lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII; hay Bác Hồ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi …. - Bằng uy tín và đức độ trở thành tấm gương sáng có tác dụng cảm hoá, giáo dục sâu sắc, tạo ảnh hưởng lớn với cộng động trong hiện tại và tương lai: Chu Văn An, Bác Hồ ... - Người hiền tài chính là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và nhân loại. Lời nói của Thân Nhân Trung được khắc trên bia đá vừa khẳng định điều ấy, vừa thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân với nhân tài đất nước. - HS bàn về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân tài đất nước. - Với người học sinh cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức để mai sau lập nghiệp để trở thành “nguyên khí” quốc gia … 1,0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học và vận dụng vào việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể. - Học sinh có thể kết hợp giải thích với phân tích, chứng minh, bình luận từng ý của nhận định hoặc làm từng thao tác. - Bố cục 3 phần chặt chẽ, hành văn mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc tự nhiên, chân thực. - Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ. b. Yêu cầu về kiến thức. * Giải thích nhận định: - “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại”. Tức là: tác phẩm văn học bao giờ cũng lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống: con người với những tính cách, số phận; các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, … Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực để người đọc có thể hình dung được “sự sống muôn hình vạn trạng”. - “Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”: Tức là, người nghệ sĩ không ghi chép một cách “cơ học”, khô cứng, trần trụi thực tại mà thực tại được thể hiện qua bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo và ngôn từ nghệ thuật của người nghệ sĩ. Qua tác phẩm văn học, người nghệ sĩ gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, những ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm và suy nghẫm sâu sắc của mình về cuộc sống, về con người. * Phân tích, chứng minh: HS phải lấy được một tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ văn 9(không kể đọc thêm) để làm rõ nhận định trên ở những khía cạnh sau: - Chỉ rõ “chất liệu mượn ở thực tại” trong tác phẩm(những điều cụ thể, gần gũi nhất với cuộc sống con người, xã hội được thể hiện trong tác phẩm) - Phân tích, bình luận cái “mới mẻ” được thể hiện trong tác phẩm: + Về chủ đề, nội dung, tư tưởng. + Về nghệ thuật. * Đánh giá chung: - Khẳng định ý nghĩa của nhận định trên: là phương châm sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ nói riêng và cho người nghệ sĩ ở các loại hình nghệ thuật khác nói chung. - Sự sáng tạo là thước đo thành công của mỗi tác phẩm nghệ thuật và tài năng của người nghệ sĩ. 1,0. 1.5 1.5 1,0 1,0 * Lưu ý: Trên đây là gợi ý chung, GV cần vận dụng linh hoạt để đánh giá đúng thực chất bài làm của HS. ----------------- HẾT --------------
File đính kèm:
- van 9_hsg_6.doc