Đề 6 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 6 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 6Đề A: Câu 1: (2 điểm) Nêu tên những tập thơ chính và những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ của L. Aragon Câu 2: (8 điểm) Phân tích tình huống nghệ thuật đặc sắc trong truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.Đề B: Câu 1: (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản “Tuyên ngôn độc lập” ( Hồ Chí Minh )Câu 2: (2 điểm) Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích “Đất nước”(trích: Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm )Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:“Em ơi buồn làm chi...Sao xót xa như rụng bàn tay(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm )-------------------------------------------------------GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 6ĐỀ A:Câu 1:Nêu tên những tập thơ chính và những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ của L. Aragon Tác phẩm tiêu biểu : + Enxa (1959) + Đôi mắt Enxa (1942)+ Anh chàng say đắm Enxa (1963) ,... Nghệ thuật thơ Aragon:+ Không sử dụng các loại dấu chấm câu+ Xóa nhòa ranh giới giữa thơ và văn xuôi bằng việc kéo dài câu thơ.+ Thường sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại.Câu 2: Phân tích tình huống nghệ thuật đặc sắc trong truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.(Gợi ý thân bài)1. Tình huống chung:Đó là nạn đói năm 1945- Nạn đói lịch sử năm 1945 được Kim Lân tái hiện một cách chân thực và sống động. Đó là hoàn cảnh đặt biệt của lịch sử được Kim Lân lựa chọn làm bối cảnh chung cho tác phẩm, để từ đó góp phần thể hiện số phận , phẩm chất của người nông dân Việt Nam.2. Tình huống nhặt vợ:a. Giữa lúc cái đói và cái chết diễn ra khắp nơi thì Tràng nhặt vợ. Chỉ qua 2 lần gặp, tốn 4 bát bánh đúc và 1 câu nói đùa, Tràng nhặt được người đàn bà về làm vợ. Sự việc này làm hắn ngờ ngợ, xóm ngụ cư ngạc nhiên. Bởi lẽ, hắn nghèo lại xấu trai và tính khí thất thường và có vợ ngay khi cái đói hoành hành. b. Nhặt vợ là một tình huống độc đáo (xưa nay hiếm), éo le tạo được tính hấp dẫn đồng thời chứa đựng những giá trị tư tưởng sâu sắc3. Hiệu quả nghệ thuật của tình huống:- Thông qua tình huống nhặt vợ, tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc:+ Lên án chính sách cai trị, áp bức dã man của phát xít Nhật.+ Cảm thông trước đời sống khổ cực, thân phận rẻ rúng của con người nông dân trong nạn đói.+ Trân trọng, đề cao những phẩm chất cao đẹp và những khát vọng sống, hướng đến tương lai của người nông dân.ĐỀ B:Câu 1:Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản “Tuyên ngôn độc lập” ( Hồ Chí Minh )a. Hoàn cảnh ra đời:- Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “TNĐL”.- Ngày 2 /9/ 1945, ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc TNĐL trước hàng chục vạn đồng bào .- Đây cũng là thời điểm các nước thực dân, đế quốc lấy danh nghĩa là phe đồng minh tiêu diệt phát xít để thực hiện âm mưa xâm lược và tái xâm lược nước ta. b.Mục đích sáng tác :- Khai sinh nước VN dân chủ cộng hòa. Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN .- Bác bỏ luận điệu xảo trá của TDP trước dư luận quốc tế. Ngăn chặn âm mưu xâm lược và tái xâm lược của các nước thực dân, đế quốc,tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc VN.c. Giá trị:- Về mặt lịch sử: Khép lại 1000 năm chế độ quân chủ, 80 năm chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự chủ.- Về mặt văn học: TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực, nêu cao tinh thần yêu nước ý chí bảo vệ độc lập tự chủ cảu dân tộc Vệt Nam.Câu 2:Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích “Đất nước”(trích: Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm )- Sử dụng thi liệu văn hóa dân gian.- Sử dụng thể thơ tự do giàu nhạc điệu, cảm xúc.- Kết hợp chính luận - trữ tình.- Sử dụng hàng loạt thủ pháp điệp: từ, ngữ, cấu trúc...Câu 3:Gợi ý phần thân bài1. Đại ý: Đoạn thơ là một cái nhìn toàn cảnh về quê hương Kinh Bắc từ quá khứ đến hiện tại2. Hai câu đầu:Cần khai thác:- Giọng điệu câu thơ như một lời an ủi vỗ về, lời hứa hẹn trở về quê hương.- Nhân vật “em” là một hình tượng nghệ thuật, là sự phân thân của tác giả để tạo ra đối thoại nhằm mục đích để tác giả bày tỏ nỗi buồn trước hoàn cảnh quê hương bị giặc tàn phá.- Hình ảnh sông Đuống vừa mang ý nghĩa tả thực chỉ con sông ở Kinh Bắc vừa mang ý nghĩa biểu trưng chỉ quê hương Kinh Bắc.- Nghệ thuật phối thanh: Sử dụng chủ yếu thanh bằng, nhạc điệu nhẹ nhàng phù hợp để an ủi vỗ về nỗi buồn.3.Hình ảnh quê hương trong quá khứ:- Hình ảnh:cát trắng phẳng lì / lấp lánh ->miêu tả vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của con sông- Hình ảnh : trôi đi miêu tả dáng chảy êm đềm, gợi liên tưởng đến sự thanh bình yên ả của quê hương trong quá khứ.- Các từ láy biêng biếc, xanh xanh cùng với các từ liệt kê các cây hoa màu như ngô, khoai, mía, dâu gợi nên tính chất trù phú của vùng đất Kinh Bắc=> Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả về Kinh Bắc trong quá khứ. Đó là một vừng đất tươi đẹp, thanh bình và trù phú.4. Kinh Bắc trong hiện tại: Câu thơ “Sông Đuống nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” đã sử dụng biện pháp nhân hóa, miêu tả con sông như một sinh thể sống động có hồn, có tâm trạng. Tư thế “Nằm nghiêng nghiêng” là một tư thế chứa đựng niềm lo âu, trăn trở của tác giả trước hiện tại của quê hương.5. Tâm trạng tác giả: Tập trung thể hiện ở hai câu cuối.- Thông qua việc sử dụng điệp câu hỏi tu từ, tác giả nhấn mạnh tâm trạng ngổn ngang : nhớ - tiếc - xót xa trước hoàn cảnh quê hương. - Nghệ thuật so sánh “Xót xa như rụng bàn tay” nhằm cực tả nỗi đau, nỗi đau như cứa vào da thịt. Từ nỗi đau đó, ta cảm nhận quê hương là một phần trong đời sống của tác giả. Điều đó thể hiện tình cảm sâu sắc của Hoàng Cầm đối với quê hương.

File đính kèm:

  • docde thi tot nghiep THPT(6).doc