Đề 7 Kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 7 Kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh KIỂM TRA 45 PHÚT Trường :........................ MÔN : NGỮ VĂN 9 Đề Số : ................ TIẾT 155 TUẦN 31 THEO PPCT Họ và tên : ......................... Lớp : ................................... Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau : 1. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác năm nào ? a. 1969 b. 1970 c. 1971 2. Truyện “Bến quê” là sáng tác của ai ? a. Lê Minh Khuê b. Nguyễn Minh Châu c. Nguyễn Huy Tưởng 3. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về : a. Những chuyển biến của đời sống xã hội của con người trên tinh thần đổi mới. b. Tình cảm của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. c. Cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. 4. Ba cô gái trong “Những ngôi sao xa xôi” có nét chung gì ? a. Rất sợ vắt, sợ máu b. Dũng cảm, lạc quan, yêu đời c. Thích may vá thêu thùa 5. Đoạn trích “Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang” kể chuyện Rô Bin Xơn một mình ở đảo hoang đã được : a. Hơn một năm b. Hơn năm năm c. Mười lăm năm 6. Truyện nào sau đây không kể theo ngôi thứ nhất ? a. Bến quê b. Những ngôi sao xa xôi c. Rô bin xơn Cru-Xô 7. Đoạn trích “Bố của Xi-mông”, Xi-mông đau đớn tuyệt vọng vì : a. Chú Phi-líp không chịu nhận lời làm bố em. b. Mẹ Xi-mông không đồng ý để chú Phi-líp làm bố em. c. Mang tiếng là đứa trẻ không có bố, luôn bị bạn bè trêu trọc. 8. Truyện có những hình ảnh mang tính biểu tượng là truyện nào ? a. Những ngôi sao xa xôi b. Bến quê c. Bố của Xi-mông 9. Đoạn trích “Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang” chủ yếu nói về : a. Tinh thần lạc quan yêu đời của Rô Bin Xơn. b. Rô Bin Xơn sống an nhàn vui vẻ. c. Sự bi quan tuyệt vọng khi phải một mình sống trên đảo hoang. 10. Cảm nhận của Nhĩ trong những ngày nằm trên giường bệnh là : a. Thằng Tuấn có nhiều nét giống bố. b. Liên tần tảo, đảm đang hi sinh vì chồng, con. c. Cả a và b. II. PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 1 : Nêu nội dung của văn bản “Bố của Xi-mông”. (0,5 đ) Câu 2 : Cảnh ngộ và tâm trạng anh Nhĩ như thế nào trong truyện “Bến quê” ? (1 đ). Câu 3 : Các tác phẩm truyện sau cách mạng tháng 8 – 1945 đã phán ánh được những nét gì về đất nước, con người Việt Nam ? (0,5 đ). Câu 4 : cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. (0,5 đ) Câu 5 : Phân tích vài nét về nhân vật Rô Bin Xơn (0,5 đ). Câu 6 : Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi bồi bên kia sông Hồng. (0,5 đ) Câu 7 : Nghệ thuật xây dựng truyện “Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang” (0,5 đ). Câu 8 : Tại sao nói Phương Định tự ý thức được vẻ đẹp của mình ? (1 đ). Phòng GD Huyện Đức Linh HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT Trường :........................ MÔN : NGỮ VĂN 9 Đề số : ................ TIẾT 155 TUẦN 31 THEO PPCT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án c b c b c a c b a c II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm) 1. Nội dung văn bản “Bố của Xi-mông” : nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, yêu thương con người (0,25 đ). - Sự thông cảm với những nỗi đau và lỗi lầm của người khác (0,25 đ). 2. Cảnh ngộ của Nhĩ : Bị ốm nặng, khắp người lở loét, không đi đâu được, sắp từ giã cuộc đời (0,5đ). Tâm trạng : tha thiết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp của quê hương, của những người thân, khao khát được khám phá vẻ đẹp của quê hương (0,5 đ). 3. Các tác phẩm truyện từ cách mạng tháng 8 – 1945 đã phản ánh : - Cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc hào hùng và sáng tạo to lớn của người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước (0,25 đ). - Thể hiện những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước (0,25 đ). 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mĩ : Họ là những người có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, có tinh thần dũng cảm dù khó khăn, gian khổ vẫn hồn nhiên, lạc quan, gắn bó. Em yêu mến, cảm phục và tự hào về họ. (0,5 đ). 5. Nhân vật Rô Bin Xơn có hoàn cảnh khốn khó vì phải cô đơn, một thân một mình trên đảo hoang, trang phục toàn bằng da dê nhưng anh không hề nao núng, cố tìm cách khắc phục vượt qua. Qua những lời kể với giọng điệu hóm hỉnh cho ta thấy anh là một người rất lạc quan, yêu đời, có ý chí nghị lực phi thường. Anh luôn duy trì lối sống văn minh để sau này trở về với cuộc sống hiện đại (0,5 đ). 6. Ý nghĩa biểu tượng của bãi bồi bên kia sông : là biểu tượng cho cuộc sống sinh sôi nảy nở. Đó là hình ảnh bình dị của cuộc sống đời thường, là bóng dáng của quê hương, là chân trời mà Nhĩ khao khát vươn tới trong những này cuối đời. (0,5 đ) Câu 7 : Nghệ thuật xây dựng thành công bức chân dung tự họa, ngôi kr63 thức nhất, giông kể hóm hỉnh, hài hước mang tính chất tự trào. (0,5 đ) 8. Phương Định tự ý thức được vẻ đẹp của mình. Cô luôn tự ngắm mình trong gương và tự hào “Tôi là một cô gái khá” “Cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn ...” (0,5 đ). - Cô biết các anh bộ đội thích mình nên hay gửi thư đường dài (0,25 đ). - Cô không vồn vã với mấy anh bộ đội mà thường đứng xa nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ... nhưng cô cũng tự nhận rằng đó là do cô điệu thế thôi . (0,25 đ).
File đính kèm:
- DE 7 (2).doc