Đề 7 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 7 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


I. Phần trắc nghiệm(2 điểm).
Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu có đáp án đúng nhất? 
Câu 1: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật được sáng tác trong thời kì nào?
Thời kì kháng chiến chống Pháp	B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
Thời kì đất nước hòa bình (sau 1975) 	D. Không phải ba thời kì trên
Câu 2: Câu thơ “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”ở bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa gì ?
Cuộc đánh cá là một cuộc du thuyền mạo hiểm
Cuộc đánh cá bắt đầu diễn ra sôi nổi, hào hứng và hoành tráng.
Cuộc đánh cá diễn ra như một trận đánh; lao động thực sự là chiến đấu.
Kết hợp đánh cá với tập trận.
Câu 3: Trong truyện “Làng”, qua những lời ông Hai tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giải bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai điều gì?
Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (muốn đứa con ghi nhớ “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”)
Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Cụ Hồ.
Chỉ đơn giản là hai cha con nói chuyện cho vui.
Cả A và B đều đúng.
Câu 4: Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, của Phạm Tiến Duật có gì đặc biệt ?
Rất dài.	B. Đậm chất văn xuôi.
Có từ “Bài thơ”	D. Có hình ảnh lạ.
Câu 5: Thành ngữ : “Nói dài, nói dai, nói dại” châm biếm kẻ đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Phương châm quan hệ.	B. Phương châm về lượng và về chất.
Phương châm lịch sự.	D. Phương châm cách thức.
Câu 6: Câu tục ngữ : “Gọi dạ, bảo vâng” nhắc nhở chúng ta điều gì trong giao tiếp ?
Cách xưng hô.	B. Phương châm quan hệ.
Phương châm lịch sự.	D. Phương châm cách thức.
Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với “nhược điểm”?
A. Khuyết điểm	B. Điểm yếu	C. Yếu điểm	 . Điểm thiếu sót
Câu 8: Từ nào sau đây không phải từ mượn?
A. Gối	B. Ga	C. Xăng	D. Xà phòng
II. Tự luận.
Câu 1: (1.0 điểm) 
 Hãy chép lại bảy dòng đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 
Câu 2: (1.0 điểm)
 Trình bày đặc điểm của thuật ngữ. 
Câu 3: (6.0 điểm)
 Hãy thay lời bé Thu, trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà Nguyễn Quang Sáng, kể lại cuộc gặp gỡ và chia tay đầy xúc động giữa hai cha con.
------------------HẾT-------------------




















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
____________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 9


I. Phần trắc nghiệm.Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
C
D
A
B
A
II. Phần tự luận(8 điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
1
HS ghi lại chính xác bảy dòng đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: (1.0 điểm)
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
 (Sai một dßng trừ 0.25 điểm)

1đ
2
Đặc điểm của thuật ngữ:
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. ( 0,75 đ )
-Thuật ngữ không có tính biểu cảm (0,25 đ).
1đ
3
* Yêu cầu chung:
- Biết xây dựng câu chuyện, xây dựng tình huống có ý nghĩa.
- Vận dụng những kĩ năng của văn kể chuyện:
+ Chọn lọc, sắp xếp các sự việc diễn ra hợp lí.
+ Phát huy sự linh hoạt trong diễn đạt: đan xen giữa lời văn kể, tả và biểu cảm.
+ Bố cục đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.
+ Chú ý tránh lỗi: dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
- Biết xác định người kể chuyện là nhân vật Thu (trong truyện “Chiếc lược ngà”) và sử dụng ngôi kể phù hợp.
- Biết kết hợp giữa tự sự với các yếu tố khác: miêu tả, miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, nghị luận. (Yếu tố nghị luận phải bám sát nội dung về ý của phần: Đọc-hiểu văn bản.)



* Yêu cầu cụ thể:
- Xây dựng tình huống câu chuyện hướng đến nội dung của đề. Nhập vai nhân vật Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà.
- Nhập vai vào nhân vật này để làm rõ diễn biến trạng thái tình cảm và hành động của bé Thu.
- Cụ thể:
+ Nhân vật tự giới thiệu khái quát về tên, tình huống để dẫn đến hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (HS có thể sáng tạo các tình huống khác nhau, miễn sao tự nhiên, hợp lí là được).
+ Hôm ấy tôi đang chơi trước nhà thì có người đàn ông lạ (mặt có vết sẹo trông dễ sợ) ch¹y đến xưng “ba” và định bế tôi. Lúc đầu tôi ngạc nhiên, sau đó là hoảng hốt, bỏ chạy, cầu cứu (chú ý độc thoại nội tâm).
+ Trong ba ngày tiếp theo tôi rất khó chịu vì người đàn ông lạ này ở nhà tôi, bực nhất là việc má tôi buộc tôi phải gọi người ấy bằng ba (kể lại các tình tiết thể hiện hành động phản ứng: gọi trổng, hất trứng cá, bỏ về ngoại …. đúng theo cốt chuyện - chú ý độc thoại nội tâm).
+ Tối ấy tôi được bà ngoại giảng giải mới hiểu được người ấy chính là ba tôi (kể lại các chi tiết khi trò chuyện với bà đúng theo cốt chuyện). Lúc này tôi rất thương ba, tôi hối hận vì đối xử tệ với ba, tôi không ngủ được, mong trời mau sáng để về gặp ba (chú ý HS cần thể hiện được nội tâm bé Thu, đại loại như thế).
+ Sáng hôm sau, tôi về nhà rất sớm, ba má tôi bận rộn chuẩn bị đồ đạc và tiếp bà con, hàng xóm… Tôi không có cơ hội làm lành với ba, đành nép vào một góc quan sát và chờ đợi (thể hiện nội tâm). Đến khi bắt gặp ánh mắt của ba tìm tôi (có miêu tả ánh mắt và cảm nhận), tôi đã không kìm nén được, tôi gọi b..a.. và chạy ùa tới (kể theo cốt chuyện các biểu hiện thể hiện tình cảm sâu sắc, cảm động) …
+ Biết ba chuẩn bị lên đường, tôi đã tìm mọi cách giữ ba lại.
+ Khi biết ba tôi không thể ở nhà được, tôi chấp nhận để ba đi và yêu cầu ba khi về mua cho tôi chiếc lược.
+ Khép lại câu chuyện (HS có thể khép lại câu chuyện bằng những tình tiết khác nhau, miễn sao tự nhiên, hợp lý; ưu tiên những kết bài sáng tạo, ấn tượng).



* Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài viết có bố cục đảm bảo, cân đối, đúng diễn biến câu chuyện và đúng người kể chuyện, lời kể tự nhiên, giàu tâm trạng và cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố, không quá 2 lỗi các loại.	
- Điểm 5: Bài viết có bố cục đảm bảo, đúng diễn biến câu chuyện và đúng người kể chuyện, lời kể tự nhiên, có kết hợp các yếu tố, không quá 4 lỗi các loại.	
- Điểm 4: Bài viết có bố cục, có thể hiện được diễn biến câu chuyện và đúng người kể chuyện, lời kể rõ ràng, có kết hợp một số yếu tố, không quá 7 lỗi các loại.
- Điểm 3: Tỏ ra thể hiện được diễn biến câu chuyện nhưng chưa biết nhập vai, diễn đạt còn thiếu rõ ràng, mắc nhiều loại lỗi.
- Điểm 2: Còn sơ sài hoặc nhiều chi tiết sai lệch với cốt chuyện, lạc đề, mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0 – 1 : Không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu, tuú theo néi dung cho ®iÓm.

------------------HẾT-------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_7.doc