Đề 8 kiểm tra khảo sát học kì 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 8 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

------------------



MÔN : NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
____________


I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 1 : Bài thơ Sang thu không cùng thể thơ với bài :
A. Ông đồ	B. Lượm
 	C. Mùa xuân nho nhỏ	D. Viếng lăng Bác
Câu 2 : Những tín hiệu giao mùa gây sự chú ý đầu tiên cho con người trong bài "Sang thu" là?
A. Mùi hương	B. Thời tiết	
C. Màu sắc	D. Âm thanh
Câu 3 : Từ ngữ nào diễn tả chính xác trạng thái cảm xúc của con người khi thu sang ? 	A. Bất ngờ	B. Rạo rực	
C. Ngỡ ngàng	D. Say sưa
Câu 4 : Nhận xét sau đúng với văn bản nào ?
“Tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung. Lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh…”.
A. Làng	B. Những ngôi sao xa xôi
C. Lặng lẽ Sa Pa	D. Chiếc lược ngà
Câu 5 : Điểm giống nhau của hai văn bản Chiếc lược ngà và Những ngôi sao xa xôi là gì ?
A. Ngôn ngữ truyện	B. Ngôi kể
C. Tình huống truyện	D. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Câu 6 : Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” (Lê Minh Khuê) thuộc loại câu nào ?
A. Câu đơn	B. Câu ghép 	
C. Câu rút gọn 	D. Câu đặc biệt
Câu 7 : Xác định phép tu từ trong hai câu thơ :
“Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc” 
 (Thanh Hải)
A. So sánh	B. Điệp ngữ	 
C. Hoán dụ 	D. Hoán dụ và điệp ngữ
Câu 8 : Trong các loại văn bản sau, văn bản nào không sử dụng phương thức biểu cảm?
Bài giới thiệu một tác phẩm văn học
Thư thăm hỏi bạn bè nhân ngày sinh nhật
Bản tường trình bị mất cắp xe đạp
Tác phẩm văn học : thơ trữ tình, tuỳ bút, kí
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm) : 
Cảm nhận của em về hai dòng thơ sau :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cừy đứng tuổi.
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Câu 2 (6 điểm) : 
Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

 ------------------------------- Hết -------------------------------- 































UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
MÔN : NGỮ VĂN 9
------------------

I. Phần trắc nghiệm (2đ):
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
C
B
D
B
D
C

 II. Phần tự luận (8đ)
	 
Câu
Đáp án
Điểm






Câu 1



- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa tả thực: sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu. Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm.
1

- Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. 
- Tác giả gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc đời. 
1






Câu 2

Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
 - Giới thiệu vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước trong bài thơ.
0,5

Thân bài: 
- Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên 
 Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác hoạ nhưng rất đặc sắc: Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của xứ Huế.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót chi… mà…”. Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện. Đó là cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân.
3

- Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp). Mùa xuân đất nước gắn liền với hai nhiệm vụ chiến lược: lao động và chiến đấu. "Lộc" có nghĩa là chồi non, lộc biếc. Nhà thơ liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá nguỵ trang, người ra đồng gieo những mầm xanh tươi tốt trên nương mạ. Chính họ là người đã tạo nên những mùa xuân tươi đẹp cho đất nước.
- Tác giả diễn tả khí thế khẩn trương, náo nức của con người lao động và bảo vệ đất nước qua từ láy "hối hả", "xôn xao": “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao". 
- Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn. Và đất nước được so sánh thật đẹp, mang nhiều ý nghĩa :"Đất như vì sao - Cứ đi lên phía trước”
2

Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và tình yêu quê hương, đất nước của Thanh Hải.
0,5

------------------------------------
























File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_8.doc
Đề thi liên quan