Đề 8 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 8 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 3 điểm) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau: Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách. ( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983) Câu 2: ( 7 điểm) Nhận xét về thiên nhiên trong “ Truyện Kiều”, Đặng Thanh Lê từng nói: “Có thể nói thiên nhiên trong “ Truy ện Kiều” cũng là một nhân vật, một nhân vật thường lặng lẽ, kín đáo nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thấm đượm tình người.” Hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên trong những đoạn trích đã học, đã đọc để làm sáng tỏ nhận định trên ---------------Hết---------------- UBND HUYỆN THUỶ NGHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO M ÔN: NGỮ VĂN 9. ---------------------- Câu Đáp án Thang điểm. 1 * Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý rõ ràng. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…) - Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức. - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống. - Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ. - Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên. Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân…. - Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên… Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác. - Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt. - Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác. * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đảm bảo yêu cầu về kĩ năng. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2 Yêu cầu kĩ năng. - Biết làm bài văn nghị luận văn học với 2 thao tác chính là phân tích , chứng minh. Biết tổng hợp, sâu chuỗi kiến thức trong các đoạn trích đã học, đã đọc trong “ Truyện Kiều” để làm sáng tỏ nhận định. - Bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc rõ ràng, các ý có sức thuyết phục. - Diễn đạt nhuần nhuyễn, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Yêu cầu về kiến thức. a/ Mở bài. - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “ Truyện Kiều”. - Giới thiệu vấn đề: Dẫn nhận định của Đặng Thanh Lê. 0,5 đ b/ Thân bài. * Giới thiệu khái quát: - Thiên nhiên vốn là chủ đề chung của thi sĩ muôn đời. Nhưng thiên nhiên đã đi vào “ Truyện Kiều”, đã đi vào tâm hồn đại thi hào Nguyễn Du lại có những nét rất riêng. Trong “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du chỉ tạo cơ hội cho thiên nhiên xuất hiện khi cần tạo nền cảnh cho cuộc gặp gỡ, hẹn hò hoặc khi bộc lộ giúp những cảm nhận tâm trạng của các nhân vật về thời gian, không gian, cảnh ngộ. * Phân tích, chứng minh cụ thể. - Thiên nhiên ùa vào lòng người với những nét màu thật sáng đẹp và dồi dào sức sống: “ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” - Cảnh ở đây thật thơ mộng và thắm đượm tình người. “ Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuôic ghềnh bắc ngang” - Thiên nhiên càng trở nên hữu tình, thơ mộng khi Kiều chia tay với Kim Trọng “ Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha” - Thiên nhiên còn trở thành nhân vật thứ ba chứng kiến buổi thề non hẹn biển giữa Kiều với chành Kim. “ V ằng tr ăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song” - Là người bạn gần gũi, gắn bó với nàng trong mọi hoàn cảnh. “ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Và “ Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” - Liên hệ, so sánh: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. * Đánh giá,khái quát. - Nguyễn Du đã mượn thiên nhiên làm nền cho truyện và cũng biến thiên nhiên thành một nhân vật, mang tâm sự, nỗi lòng của con người. Ngòi bút thơ của Nguyễn Du tài hoa, điêu luyện khi dựng lên hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên là hình ảnh, là nhân vật không thể thiếu trong “ Truyện Kiều” 0,5 đ 5 đ. 0,5 đ c/ Kết bài. - Truyện Kiều sẽ sống mãi cùng dân tộc ta, trở thành biểu hiện cao đẹp của tài hoa Việt Nam và tinh thần nhân đạo Việt Nam…. 0,5 đ * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết đảm bảo tốt các ý Yêu cầu kĩ năng. -----------------------------------------
File đính kèm:
- van 9_hsg_8.doc