Đề 9 kiểm tra khảo sát học kì 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 9 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 2 


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

	
I. Trắc nghiệm(2đ)
*Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau :
1. Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào ?
A. Tác phẩm văn chương C. Văn bản nghị luận xã hội
B. Văn bản nhật dụng D. Văn bản nghị luận văn học
2. Tác giả của văn bản tên cùng quốc gia với tác giả nào sau đây ?
A. Ru-xô B. Giắc Lân-đơn C. Lỗ Tấn D. O.Hen-ri
3. Mục đích chính của văn bản trên là gì ?
A. Bàn về đặc điểm tính cách loài cừu 
B.Bàn về tính cách loài sói
C. Bàn về sự khác biệt giữa cái nhìn của nhà văn và nhà khoa học
D. Bàn về đặc trưng của văn chương nghệ thuật
4. Ý nào nói đúng cảm xúc của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Mới mẻ, tinh tế 
C. Lãng mạn, siêu thoát D. Mộc mạc, chân thành
5. Câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” sử dụng phép
 tu từ nào ?
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ
6. Điền vào chỗ trống bằng từ ngữ thích hợp:
……..là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy.
7. Trong các đề bài sau, đề nào là đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
A. Suy nghĩ của em về đức tính trung thực 
B. Cảm nhận về tình người trong truyện ngắn Chiếc lược ngà 
C. Sống đẹp là thế nào hỡi bạn 
D. Suy nghĩ của về vấn đề môi trường ở địa phương em
8. Dòng nào sau đây không phù hợp với baì văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
A.Trình bày cảm nhận về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cần bám vào hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
C. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
II. TỰ LUẬN (8đ)
Câu 1: (3,0 điểm)
	Cho đoạn văn sau:
	Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
	(Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
Tìm khởi ngữ trong đoạn trích trên.
Hãy viết một đoạn văn(khoảng 5 đến 8 câu) có nội dung nói về môi trường trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ.
Câu 2: (5,0 điểm)
	Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.
-------------------------------------------------------

 




















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 9


I. Trắc nghiệm: (2đ) Mỗi ý đúng được 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
D
B
B
Hàm ý
B
C



Nội dung (Đáp án)
Điểm
Câu 1

3,0

a. Khởi ngữ: Còn anh, …
0,5

b.
 - Viết đúng qui cách đoạn văn và có độ dài theo yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, chữ viết sạch đẹp.
 - Đảm bảo nội dung
 - Đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ hợp lí.

0,5

1,5
0,5
Câu 2

5,0

I/ Yêu cầu về kĩ năng:
Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
Bài văn có bố cục rõ ràng, luận diểm chính xác, lập luận chặt chẽ, lời văn lưu loát, sinh động, không mắc lỗi chính tả, hình thức đẹp


II/ Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày những cách khác nhau, song cần đảm bảo nội dung cơ bản sau.
1) Mở bài:
 - Giới thiệu đôi nét về Y Phương, bài thơ Nói với con.
 - Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: thể hiện tình cảm gia đình … tự hào về những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người và quê hương miền núi …
2) Thân bài:
 a/ Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
 + Con lớn lên trong tình yêu thương và sự nâng đỡ của cha mẹ “Chân …cười”
 + Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ và sự đùm bọc của quê hương “Rừng cho hoa….tấm lòng”
 b/ Mượn lời nói với con, Y Phương truyền cho con lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của của quê hương và bày tỏ niềm mong ước của người cha đối với con.
 + Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm, sống vất vả nhưng chí lớn “Cao đo nỗi buồn...chí lớn” 
 + Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng mạnh mẽ, có ý thức xây dựng quê hương “Người đồng mình tự đục đá…phong tục’; Người đồng minh tuy thô sơ da thịt….đâu con”
 + Lời nhắc nhở con: sống phải có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách với ý chí và niềm tin của chính mình “Con ơi tuy….nghe con”
c/ Đánh giá nghệ thuât: bài thơ (thể thơ tự do, giọng điệu tha thiết, cách nói giàu hình ảnh, sử dụng thành công phép tu từ điệp ngữ, so sánh , giọng điệu thủ thỉ, tâm tình đậm chất miền núi. Bài thơ đã gợi tả vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của một dân tộc miền núi. Đặc biệt là tình yêu thương con và tự hào về quê hương mình)
3) Kết bài:
 - Khẳng định gía trị nội dung : Bài thơ gợi nhắc tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi tình cảm cha dành cho con.
 - Liên hệ: mỗi người phải biết sống sao cho xứng đáng với tình cảm cha mẹ, quê hương, đất nước, giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc, không vì nghèo khó mà đánh mất bản sắc của dân tộc mình đặc biệt trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu ngày nay.





0,5đ




1,5đ




1,5đ










1đ




0,5đ

-------------------------------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_9.doc
Đề thi liên quan