Đề 9 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 9 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
----------------------------

M«n: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1 (2.0 điểm)
	Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ Đoàn thuyền đánh cá .
Câu 2 (3.0 điểm)
	Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau đây :
 “ … Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
 (Quê hương, Tế Hanh)
Câu 3 (5.0 điểm)
	Sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng trong các tác phẩm : Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Đồng chí (Chính Hữu); Ánh trăng (Nguyễn Duy).

--------------- HẾT ---------------












 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
----------------------------
 
Câu 1 ( 2.0 điểm )
 - Huy Cận ( 1919 – 2005 ) tên đầy đủ là Cù Huy Cận , quê ở làng Ân Phú huyện Vụ Quang ( Trước đây thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức Thọ ) tỉnh Hà Tĩnh.
 - Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ Lửa thiêng (1940). Ông tham gia cách mạng trước năm 1945, sau cách mạng tháng tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam, Huy Cận đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm ( 1996 ).
 - Giữa năm 1958, Huy Cận đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian này với niềm cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới, bài thơ được in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng ( 1958 ).
Câu 2 ( 3.0 điểm )
 Cần trình bày thành một đoạn văn ngắn
 - Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm
 - Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật : So sánh; đảo ngữ; nhân hóa
Phân tích được tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật
 + So sánh : “ Chiếc thuyền nhẹ…. Như con tuấn mã” chiếc thuyền được ví như con ngựa chiến, cảnh ra khơi trở thành một cuộc ra trận với niềm khát khao chinh phục biển khơi của người dân chài.
 “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình, cánh buồm biểu tượng yêu thương của dân chài, nơi căng rộng những ước vọng xa xôi cao đẹp; Mảnh hồn làng là cái vô hình đó là mảnh hồn quê hương , mảnh hồn của những con người suốt đời gắn bó với biển, muốn chinh phục biển để phục vụ cho đời sống con người…
 + Đảo ngữ : Phăng mái chèo; mạnh mẽ vượt trường giang, nhằm thể hiện quyết tâm và sức mạnh của trai làng chài trong lao động sản xuất…
 + Nhân hóa : Rướn thân trắng bao la thâu góp gió, chiếc thuyền như người bạn , như một thành viên thân thuộc của dân chài cùng hòa chung khí thế chinh phục thiên nhiên.
Câu 3 ( 5.0 điểm )
 Học sinh cần trình bày được một số yêu cầu sau :
a. Mở bài : Hình ảnh ánh trăng trong thơ ca…đặc biệt ở 3 bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận ), Đồng chí ( Chính Hữu ), Ánh trăng ( Nguyễn Duy ) 
( 1 điểm )
Thân bài :
- Sự khám phá ánh trăng ở những góc nhìn và cảm nhận khác biệt nhưng 3 nhà thơ đều gặp nhau ở một điểm đó là xem trăng như là người bạn gần gũi để bộc lộ tâm tư tình cảm, người bạn chứng kiến mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
- Dẫn chứng : 
+ Trăng xuất hiện trong lao động sản xuất trên biển
+ Trăng xuất hiện trong cảnh chiến đấu chờ quân thù 
+ Trăng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày
- Học sinh phân tích từng tác phẩm cụ thể :
* Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng” 
 “ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
 “ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
Trăng ở đây giúp gợi lên một không gian bao la của trời biển, trong đó trung tâm là con người. Bằng nghệ thuật nhân hóa, ánh trăng trong bài thơ giúp ta hình dung ra một bức tranh hài hòa, lộng lẫy giữa vẻ đẹp của con người và biển cả , bởi vì nền của bức tranh ấy được dát bạc bởi ánh vàng của trăng, ánh sáng lung linh của muôn loài cá… ( 1 điểm )
* Đồng chí của Chính Hữu : 
 Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”
Người lính trong khi làm nhiệm vụ có thêm vầng trăng làm bạn, tâm hồn người chiến sĩ tràn ngập ánh trăng tạo niềm tin chiến thắng trong chận chiến với quân thù. ( 1 điểm )
* Ánh trăng của Nguyễn Duy :
Khi lớn lên, đi bộ đội, vầng trăng như người bạn đồng hành và nhanh chóng trở thành tri kỉ
 “ Hồi chiến tranh ở rừng
 Vầng trăng thành tri kỉ.”
Khi cuộc chiến kết thúc sống trong điều kiện hòa bình, cuộc sống với đầy đủ tiện nghi :
 “ Từ ngày về thành phố
 Quen ánh điện cửa gương
 Ánh trăng đi qua ngõ
 Ngỡ người dưng qua đường”
 Thực tế làm thức tỉnh một tư duy, điện tắt sẽ thấy trăng. Ánh trăng làm sáng lên góc tối của con người, đánh thức sự ngủ quên, lãng quên quá khứ trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác trước; từ đó rút ra bài học đạo lí làm người. Ánh trăng thực sự như một tấm gương soi để thấy được mặt thật của mình và tìm lại cái đẹp tinh khôi mà đôi khi chúng ta để mất. ( 1 điểm )
Kết luận :
Nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh ánh trăng trong thơ ca nói chung và ở 3 bài thơ trên về cách khám phá và thể hiện. ( 1 điểm )

--------------- HẾT ---------------




File đính kèm:

  • docvan 9_hsg_9.doc