Đề bài Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi viÕt sè 5
§Ò bµi:
Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
I. YÊU CẦU CHUNG (VỀ KĨ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP):
1. Học sinh biết làm bài văn thuyết minh về đặc điểm của một phong cách chức năng ngôn ngữ được học ở phần Tiếng Việt: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp; thể hiện đúng phong cách chức năng ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Xác định và thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: phương thức thuyết minh (biết phối hợp với phương thức biểu đạt nghị luận để cho việc thuyết minh thêm rõ ràng, sinh động).
- Đảm bảo tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của hệ thống tri thức mà mình giới thiệu, trình bày.
- Biết sử dụng hình thức kết cấu phù hợp: kết cấu theo trình tự lôgíc...
- Biết phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp thuyết minh: nêu khái niệm - định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích...
II. YÊU CẦU CỤ THỂ (VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải đảm bảo những ý theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt vào đề để giới thiệu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Thân bài:
a. Nêu khái niệm về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (...)
 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch).
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác với các phong cách ngôn ngữ khác trước hết là chức năng thông báo - thẩm mĩ.
b. Đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
* Tính thẩm mĩ:
Ở văn bản nghệ thuật, nhà văn nhà thơ luôn hướng đến việc sử dụng từ ngữ, câu văn, tổ chức cấu trúc văn bản thông qua những biện pháp nghệ thuật. Chính nhờ những sáng tạo nghệ thuật ấy đã tạo ra cái hay, cái đẹp (tức là tạo ra giá trị thẩm mĩ) của ngôn ngữ trong văn bản.
* Tính đa nghĩa:
- Mọi văn bản nghệ thuật đều có chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống và chứa đựng những tâm tư tình cảm của nhà văn nhà thơ. Đó chính là nội dung, tức là nghĩa của văn bản nghệ thuật.
- Nội dung (nghĩa) của văn bản nghệ thuật bao gồm nhiều thành phần:
 Xét theo mối quan hệ giữa văn bản với đối tượng được đề cập, ta có:
 + Thành phần biểu thị thông tin khách quan về đối tượng được đề cập.
 + Thành phần biểu thị tình cảm của nhà văn, nhà thơ về đối tượng được đề cập.
 Xét theo mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc bên trong của văn bản, ta có:
 + Thành phần nghĩa trên bề mặt câu chữ: nghĩa tường minh (ý tại ngôn trung).
 + Thành phần nghĩa ẩn đằng sau câu chữ: nghĩa hàm ẩn (ý tại ngôn ngoại). Đây là thành phần nghĩa quan trọng.
* Dấu ấn riêng của tác giả:
- Mỗi nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt.
- Một khi sở thích, sở trường riêng của nhà văn, nhà thơ được thể hiện đều đặn trong tác phẩm đến một mức độ rõ ràng nào đó thì tạo thành dấu ấn riêng của tác giả.
c. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (...)
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
- Điểm 9-10: Bài làm có bố cục rõ ràng (có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài), kết cấu chặt chẽ (sử dụng hình thức kết cấu phù hợp), giới thiệu được đầy đủ những nội dung nêu trên, sử dụng nhuẫn nhuyễn phương pháp nêu ví dụ để làm rõ từng đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, diễn đạt lưu loát, chữ viết cẩn thận.
- Điểm 7-8: Bài làm có bố cục rõ ràng (có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài), kết cấu chặt chẽ (sử dụng hình thức kết cấu phù hợp), giới thiệu tương đối đầy đủ những nội dung nêu trên, có sử dụng phương pháp nêu ví dụ để làm rõ từng đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Điểm 5-6: Bài làm có bố cục rõ ràng (có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài), có giới thiệu về đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nhưng việc giải thích và nêu ví dụ chưa thật rõ.
- Điểm 3-4: Bố cục bài làm chưa thật rõ ràng, có giới thiệu về đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nhưng không nêu được ví dụ minh họa.
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, lộn xộn, thiếu rất nhiều ý quan trọng.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

File đính kèm:

  • docBai viet so 5 nang cao.doc