Đề bài: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những ng lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn và Lý Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 14965 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những ng lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn và Lý Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những ng lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn và Lý Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước

BÀI LÀM

Có thể nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.

Một trong những vị vua tài giỏi , lỗi lạc của đất nước đó là Lí Công Uẩn , ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lý ở nước ta . Ông là người thông minh, nhân ái , yêu nước thương dân , có chí lớn và lập được nhiều chiến công . Lí Công Uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc . Chính vì thế , ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ . Vì ông muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn, tính kế muộn đời cho con cháu nên ông đã ban bố chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”

Khi nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, không dời đô cho nên triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, điều đó đã khiến Lý Công uẩn rất đau xót. Đó là tấm lòng yêu nước của Lý Công Uẩn, đau xót trước vận mệnh ngắn ngủi của những triều đại đã qua.

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời Tiếp đến là vị tướng Trần Quốc Tuấn , với LCU là một vị vua anh minh, thương dân thì Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, tài ba biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của các tướng sĩ . TQT tức Trần Hưng Đạo , ông là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhận biết được âm mưu xâm lược của kẻ thù
Nếu Lý Công Uẩn lưu danh là một vị vua anh minh nhân hậu thì Trần Quốc Tuấn sống mãi với tư cách là vị thống soái hết lòng vì nước vì dân. Trần Quốc Tuấn là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một người nhìn xa trông rộng,của một vị lãnh đạo kiệt xuất.

Trần Quốc Tuấn luôn luôn khâm phục những bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân . Ông mượn những tấm gương đó dí nói lên tình hình đất nước ta lúc bấy giờ đang bị giặc Nguyên mông lăm le xâm chiếm thì rất cần những tấm gương hi sinh vì nước để bảo vệ từng tấc đất cho nhân dân . Ông tố cáo tội ác của kẻ thù với mọi nhân dân, với triều đình ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi diều mà sỉ mắng triều đình, ông tỏ rõ chúng là thân dê chó, hổ đói . Ngày ngày nhìn sứ giặc làm nhục triều đình TQT ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa và ông sẵn sàng xẻ thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù dẫu cho thân mình phải phơi ngoài nơi cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ông cũng cảm thấy vui lòng .
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căn tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.

Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần quốc Tuấn đã nói . Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều đóng vai trò quyết định và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc. Tuy các ông đã mất , nhưng những điều răn dạy vẫn được con cháu đời nay phát huy. Em hứa cố gắng xứng đáng với những gì các bậc tiền nhân để lại.Nói tóm lại, cả hai bài chiếu dời đô và hịch tướng sĩ đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của những vị lãnh đạo anh minh. Bài Chiếu dời đô là bài văn tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận. Còn Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận, hung hồn, đanh thép, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng của dân tộc Đại Việt ở thế kỉ XIII.

File đính kèm:

  • docTap lam van bai tap lam van so 6.doc