Đề bài kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ II năm học 2007-2008

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ II năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên
Đề bài kiểm tra 
khảo sát chất lượng học kỳ II
Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)

Đề bài

I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm; 12 câu; mỗi câu đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái(A,B,C hoặc D) trước câu trả lời đúng
Đọc đoạn trích sauvà trả lời câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 12):
“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa ra lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”
( Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai).
1. Văn bản “ những ngôi sao xa xôI ” thuộc thể loại nào?
A. Hồi ký
B Truyện ngắn
C. Tuỳ bút
D. Phóng sự
2. Văn bản trên được viết ở thời kỳ nào?
A. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
D. Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi
3. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Lập luận
4. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ ba
5.Câu văn: “Im ắng lạ.” thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu rút gọn
D. Câu ghép
6. Xét về mục đích nói, câu văn: “Tôi ngồi dựa vào thành vách đá và khe khẽ hát.” thuộc loại câu nào?
A. Câu nghi vấn
B. Câu trần thuật
C. Câu cầu khiến
D. Câu cảm thán
. Phần trích: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.” sử dụng phương tiện liên kết nào dưới đây?
A. Dùng từ đồng nghĩa
B. Dùng từ trái nghĩa
C. Dùng từ gần nghĩa
D. Dùng phép lặp từ ngữ
8. Cụm từ được gạch chân trong câu: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” là thành phần nào?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Định ngữ
D. Biệt lập
9. Từ “còn” trong phần trích : “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” thuộc phép liên kết nào?
A.Phép lặp 
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép đồng nghĩa
10. Câu văn : “ Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. ẩn dụ
D. Nói quá
11.Từ : “nó” trong câu: “Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” là từ loại gì?
A. Quan hệ từ
B. Đại từ
C. Tình thái từ
D. Chỉ từ
12. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
A. Kiêu hãnh
B. Xa xăm
C. Khe khẽ
D. Lộn xộn
II. Tự luận(7 điểm)
13. (2 điểm)
Hãy chép lại chính xác khổ thơ thứ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương và cho biết nội dung chính của khổ thơ đó.
 14:(5 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương



 


















Phòng GD & ĐT Vĩnh Yên
Đề bài kiểm tra học kỳ II
Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)

Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái(A, B, C hoặc D) trước câu trả lời đúng:
1. Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời?
A. Mùa xuân nho nhỏ;
B. Con cò;
C.Viếng lăng Bác;
D. Nói với con.
2. ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác”?
A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa;
B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác; 
C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác;
D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

3. Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ?
A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát;
B.Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ;
C. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá;
D. Không có kính không phải vì xe không có kính.
4. Những câu thơ nào sau đây có tính triết lý đúc kết một quy luật cuộc sống?
A. “Con sẽ lấy đôi tay ôm lên người mẹ
 Và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”;
B. “Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”;
C. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”;
D. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.
5. Nhận xét nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm;
B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh, ẩn dụ sáng tạo;
C.Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị;
D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
6. Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh?
A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương;
B. Đêm nay rừng hoang sương muối;
C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này;
D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.
7. Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Giàu, tôi cũng giàu rồi;
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa;
D. ồ, sao mà độ ấy vui thế.
8. Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” thuộc loại câu nào?
A. Câu trần thuật;
B. Câu nghi vấn;
C. Câu cầu khiến;
D. Câu cảm thán.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 9 đến 14 : 
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “Những con quỷ mắt đen”.
Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.
 (Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai) 
9. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm;
B. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế;
C. Cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tự nhiên, sinh động;
D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
10. Câu “Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!” được dùng với mục đích gì?
A. Bày tỏ ý nghi vấn;
B.Trình bày một sự việc;
C.Thể hiện sự cầu khiến;
D. Bộc lộ cảm xúc.
11. Từ ngữ được gạch chân trong câu văn “Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy” có vai trò gì?
A. Làm thành phần khởi ngữ;
B. Làm phương tiện kết nối;
C.Làm thành phần chủ ngữ;
D. Làm thành phần trạng ngữ.
12. Câu văn “ Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” là câu rút gọn chủ ngữ. Từ nào dưới đây có thể khôi phục đúng chủ ngữ cho câu?
A.Tôi;
B. Mình; 
C. Đơn vị;
D. Chúng tôi.
13.Từ ngữ được gạch chân trong câu văn “Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản” là từ kết nối chỉ kiểu quan hệ nào?
A. Quan hệ bổ sung;
B. Quan hệ thời gian;
C. Quan hệ nghịch đối;
D. Quan hệ nhân quả.
14. Dòng nào dưới đây chỉ chứa các câu đặc biệt?
A. “Chúng tôi có ba người.”, “ Ba cô gái.” ;
B. “Chúng tôi có ba người.”, “ Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.”;
C. “ Ba cô gái.”, “Những tảng đá to.”;
D. “ Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.” , “Những tảng đá to.”.
II. Tự luận (6,5 điểm):
1.(1,0 điểm):
Hình tượng bao trùm bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là hình tượng gì? Hình tượng đó có nguồn gốc từ đâu? Tìm một câu thơ trong bài thơ nói đến nguồn gốc của hình tượng đó?
2. (5.5 điểm):
Làm sáng tỏ nhận định: “Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”.

Hết.





Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên
Đề bài kiểm tra học kỳ II
Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)
Đề bài

I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái (A,B,C hoặc D) trước câu trả lời đúng:
1. Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là bài văn như thế nào?
A. Miêu tả là chính, tự sự và biểu cảm là thứ yếu;
B. Tự sự là chính, có đan xen miêu tả và biểu cảm;
C. Biểu cảm là chính, có đan xen tự sự và miêu tả;
D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm đều là các yếu tố chính.
2. Văn thuyết minh là gì?
A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng;
B. Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội;
C. Trình bày sự việc, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê;
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh…nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.
3. Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận?
A. Nước Đại Việt ta;
B. Tôi đi học;
C. Lão Hạc;
D. Tức nước vỡ bờ.
4. Mục đích của văn bản tường trình là trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Điều này đúng hay sai?
A. Đúng;
B. Sai.
5. Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19 tháng 5, Ban Giám hiệu cần viết và chuyển đến toàn trường văn bản gì?
A. Tường trình;
B. Thông báo;
C. Đề nghị;
D. Báo cáo.
6. Lượt lời là gì?
A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại;
B. Là lời nói của chủ thể nói năng trong các cuộc hội thoại;
C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau;
D. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại đối thoại với nhau.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 7 đến câu 12:
“à! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công - ta. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa… Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy:
- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc. Lão Hạc không lo được. ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu?”.
 (Trích Lão Hạc, Nam Cao, Ngữ Văn lớp 8, tập một).
7. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Nêu tâm sự của lão Hạc về hoàn cảnh khó khăn túng bấn;
B. Kể về việc cưới vợ của con trai lão Hạc;
C. Nêu suy nghĩ của ông giáo về hoàn cảnh của lão Hạc;
D. Bàn luận về hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc và con trai.
8. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự;
B. Miêu tả;
C. Biểu cảm;
D. Thuyết minh.
9.Từ “ấy” trong phần trích “ấy ! sự đời lại cứ thường như vậy đấy” thuộc từ loại nào?
A. Tình thái từ;
B.Trợ từ;
C. Thán từ;
D. Từ nối.
10. Câu “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !” thuộc loại câu nào?
A. Câu nghi vấn;
B. Câu cầu khiến;
C. Câu cảm thán;
D. Câu trần thuật.
11. Câu nói “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ ! … Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…”thuộc hành động nói nào?
A. Hành động trình bày;
B. Hành động điều khiển;
C. Hành động hứa hẹn;
D. Hành động hỏi.

12. Câu nào dưới đây không đủ kết cấu C- V ?
A. Nó đi cao su năm sáu năm rồi.
B. Nhưng họ thách nặng quá:(…).
C. Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu?
D. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem.
II. Tự luận(7,0 điểm)
1.(3,0 điểm): Viết bản tường trình về một sự việc đã xảy ra liên quan đến em. (Lưu ý: Không điền họ và tên thật).
2. (4,0 điểm): Viết bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học mà em thích.

Hết.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra KSCL HKI.doc
Đề thi liên quan