Đề bài kiểm tra Tiếng Việt - Tiết 130

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài kiểm tra Tiếng Việt - Tiết 130, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI KTTV - Tiết 130:
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Kiểu câu nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp?
	A. Trần thuật	B. Cầu khiến	C. Nghi vấn	D. Cảm thán
Câu 2: "Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ dở cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!"
	Câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
	A. Cầu khiến	B. Nghi vấn	C. Cảm thán	D. Trần thuật
Câu 3: Câu trên thể hiện kiểu hành động nói nào?
A. Khẳng định	B. Phủ định	C. Đe doạ	D. Bộc lộ cảm xúc 
Câu 4: Sự sắp xếp trật tự từ trong câu có tác dụng gì?
	A. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
	B. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
	C. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Điền cặp thán từ để tạo thành câu cảm thán: "..................cảnh rừng ghê gớm của ta...........!"
Câu 6: Câu nào sau đây dùng với mục đích phủ định?
	A. "Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ?"
	B. "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."
	C. "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"
	D. "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?"
Câu 7: Để giữ lịch sự, người tham gia hội thoại phải giữ yêu cầu gì về lượt lời?
	A. Cần tôn trọng lượt lời của người khác.	B. Tránh nói tranh lượt lời, cắt lời. 
	C. Tránh chêm vào lời người khác.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: "Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xương xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được gì.". Trật tự từ trong câu trên có tác dụng gì?
	A. Nhấn mạnh sự hốt hoảng, sợ sệt của anh Dậu. 	B. Bộc lộ cảm xúc.
	C. Thể hiện sự căm tức của anh Dậu.	D.Thể hiện thứ tự trước sau của anh Dậu.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: (1,5 điểm)Cho đoạn thoại: "Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi?... Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm....
- Đuổi cổ nó ra!"
 a. Nêu hành động nói và cách thực hiện hành động nói ở những câu trong lời thoại thứ nhất của quan lớn.
 b. Hãy phân tích vai xã hội của người tham gia hội thoại.
 c. Qua lượt lời, hãy nhận xét về quan phụ mẫu..
Câu 2: ( 2 điểm) Chỉ ra lỗi diễn đạt và sửa lại để các câu sau đúng lô-gic.
 	 a. Những yêu, ghét, đau xót, tức tối, buồn, vui và nhiều tình yêu khác nữa đã ùa đến trong tôi khi đọc "Thời thơ ấu" của Nguyên Hồng.
 	 b. Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Hồ Chí Minh đã cho ta hiểu sâu sắc về những con người biết đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết, biết lên tiếng gọi vì sự sống còn của trăm họ trên đất nước mình.
Câu 3: ( 4,5 điểm) Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ “Quê Hương của Tế Hanh trong đó có sử dung ít nhất một câu bị đông, một câu cảm, và một câu nghi vấn ( Gạch chân các câu đó)

BIỂU ĐIỂM:
	I. Trắc nghiệm: 5 điểm, mỗi câu đúng 0.25 điểm.
Câu 1:	A	 Câu 2:B	Câu 3:	C	Câu 4:	D	Câu 5:	Hỡi…ơi	Câu 6:	B
 Câu 7:	D	 Câu 8: A	Câu 9:	D Câu 10: C
II. Tự luận: 
Câu 1: Trả lời đúng mỗi ý 0,5 điểm.
Câu 2: Phát hiện và sửa đúng mỗi trường hợp 1 điểm
Câu 3: 4 điểm

File đính kèm:

  • docDe KT TV tiet 130doc.doc