Đề Bài Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Bài Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài | Bài giải | ý kiến bạn đọc Đề bài Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Mộc Châu chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng ngưòi trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường đi thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi Phân tích đề: - Đề yêu cầu phân tích một tác phẩm trữ tình trọn vẹn. Do đó, người viết cần nắm vững kỹ năng phân tích thơ, ở đây là thơ trữ tình, tất cả các yếu tố nghệ thuật đều nhằm phục vụ cho việc bộc lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng, cũng là một trong những tác phẩm thành công của nền thơ kháng chiến Việt Nam. Đối tưọng trữ tình là anh bộ đội ở những năm đầu của cuộc kháng chiến đó. Tuy nhiên, bản thân người lính Tây Tiến và cách thể hiện của Quang Dũng cũng khác những nhà thơ cùng thời. Khi phân tích cần lưu ý đến đặc trưng này để bộc lộ sự độc đáo của tác phẩm.Gợi ý làm bài:1.Những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: - Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921, tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, một vùng quê để lại nhiều dấu ấn văn hoá cho nhà thơ. Truớc năm 1945, Quang Dũng là một thanh niên trí thức lãng mạn. Nhà thơ tham gia cách mạng ngay từ khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, liền sau đó đã gia nhập đội ngũ. Cuối xuân 1947, Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến, đội quân nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp, từng có mặt ở hầu khắp các chiến trường Đông Duơng. Sau khi rời Tây Tiến, Quang Dũng hoạt động văn học - nghệ thuật cho đến khi nghỉ hưu (1978). Nhà thơ mất tại Hà Nội, ngày 30.10.1988. - Quang Dũng là người tài hoa, sáng tác văn, thơ, vẽ tranh… Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của ông, cũng là sáng tác văn học xuất sắc về đoàn quân một thời nổi danh. Bài thơ được viết năm 1948, khi Quang Dũng đã rời đoàn quân Tây Tiến, tại thôn Phù Lưu Chanh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Do đó, Tây Tiến chính là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc của một thời gian khổ, nhưng oai hùng.2. Phân tích đoạn: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ……………………………. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Bài thơ Tây Tiến là một nỗi nhớ. Đoạn đầu là một trường đoạn của nỗi nhớ ấy. Nỗi nhớ ấy có từng cung bậc: - Từ nỗi nhớ bao la, tràn ngập (Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi), đến nỗi nhớ cụ thể với tuèng cảnh vật, con người Tây Bắc (Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi / Mường Lát hoa về trong đêm hơi; Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời!); - Nỗi nhớ không chỉ bao trùm không gian mà còn da diết với thời gian: mở đầu là mọt lời cảm thán (Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!), kết đoạn cũng là một lời cảm thán tha thiết(Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói...). Bởi nỗi nhớ về Tây Tiến của Quang Dũng có nhiều cung bậc nên vô tình bài thơ tạo dựng thành bức tranh đặc sắc về một Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, nhưng không kém phần thơ mộng. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn khiến hco những bức tranh ấy vừa chân thực vừa có sức mê hoặc lòng người, hay nói cách khác, đó là hiện thực trong nỗi lòng của nhà thơ.3. Phân tích đoạn: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ..................................................... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Hai khổ thơ liên tiếp thể hiện những giờ phút sum vầy, hào hứng của đoàn quân Tây Tiến trên con đường hành quân thăm thẳm, nhiều nguy nan, khắc nghiệt. - khổ thứ nhất là cảnh liên hoan tưng bừng trong doanh trại của đoàn quân Tây Tiến. Buổi liên hoan ấy không chỉ có những người lính Tây Tiến mà còn góp mặt của những người dân Tây Bắc. Nhà thơ tập trung miêu tả giờ phút bùng nổ niềm vui của đoàn quân. Giờ phút hiếm hoi ấy khiến người ta có cảm tưởng như không hề có cuộc chiến tranh khốc liệt đang diễn ra. Từng con người được sống với niềm vui rộn ràng vốn có của tuổi trẻ. Hàng loạt hình ảnh diễn tả cảnh tưng bừng sáng ấy: hội đuốc hoa; xiêm áo; nàng e ấp; xây hồn thơ... - Khổ thơ thứ hai mặc dù nối tiếp dòng hồi tưởng của Quang Dũng về kỷ niệm nơi miền sơn cước. Nhưng nếu cảnh trên là sự bùng nổ của niềm vui tuổi trẻ, thì ở đây là cảnh tình tha thiết, phảng phất buồn. Nỗi buồn trải rộng khắp không gian. Nhưng không phải vì cảnh buồn mà chính là vì tâm trạng con người khi nhắc nhở về người xưa cảnh cũ. Nỗi buồn ấy càng thể hiện sự gắn bó không rời của Tây Tiến và Tây Bắc trong tâm hồn Quang Dũng.4. Phân tích đoạn: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ...................................................... Sông Mã gầm lên khúc độc hành Vẫn là nỗi nhớ về Tây Tiến, nhưng từ cái nền hùng vĩ và thơ mộng của Tây Bắc, trực tiếp khắc hoạ chân dung người lính, với vẻ bi tráng: - Cái đẹp toát lên từ tư thế coi thường cái chết nơi chiến địa (Rải rác biên cương mồ viễn xứ), sẵn sàng dâng hiến đời mình cho Tổ quốc (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh). - Cái đẹp toát lên từ tâm hồn lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. - Cái đẹp toát lên khoảnh khắc người lính hy sinh: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sự độc đáo và mới lạ ở Quang Dũng khi viết về người lính kháng chiến tác giả đã không né tránh sự gian khổ, khắc nghiệt, thậm chí trực tiếp miêu tả cái chết. Chính cái bi đã càng góp phần tôn vinh chất hào hùng, cao cả ở người lính Tây Tiến. Nhưng mỹ từ Hán - Việt và các hình ảnh giàu chất uớc lệ, tượng trưng (biên cương; viễn xứ; chiến trường; độc hành; đời xanh; áo bào; về đất) không làm cho hình tượng thơ sáo mòn. Trái lại, nó đem đến vẻ đẹp của sự trang trọng, thiêng liệng.5. Phân tích khổ thơ cuối: Tây Tiến người đi không hẹn ước .................................................... Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi Những câu kết gợi lại hình ảnh chung về “thế giới” Tây Tiến (Đường lên thăm thẳm một chia phôi) với thời gian và không gian của chính Tây Tiến. “Thế giới” ấy tuy xa trong thực tại, nhưng lại rất gần, ở ngay trong tâm hồn của người Tây Tiến.
File đính kèm:
- De luyen thi DHCD mon van 2009 De 001.doc