Đề Bài So sánh tiếng khóc của nhân vật Hộ và nhân vật Chí Phèo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Bài So sánh tiếng khóc của nhân vật Hộ và nhân vật Chí Phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ: So sánh tiếng khóc của nhân vật Hộ và nhân vật Chí Phèo Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc với những trang viết độc đáo, những tìm tòi mới mẻ. Truyện ngắn"Đời thừa" và "Chí Phèo" là hai sáng tác tiêu biểu của Nam Cao trước Cách mạng. Đọc "Đời thừa" và "Chí Phèo"hẳn người đọc không quên hai nhân vật Hộ và Chí Phèo, đặc biệt là chi tiết tiếng khóc của họ ở cuối truyện. Chi tiết trong tác phẩm văn học là "những tiểu tiết có sức chứa lớn về nội dung tư tưởng và cảm xúc". Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm có sống động được hay không là nhờ các chi tiết. Ý kiến của chi tiết là ở chỗ "sao cho cái vặt vãnh trở nên lấp lánh trước mắt người đọc". Chi tiết tiếng khóc của hai nhân vật Hộ và Chí Phèo là một chi tiết nghệ thuật như thế ! Nước mắt là một sản phẩm cụ thể của tình cảm. Khi người ta rơi vào một cảnh huống, một trạng thái nào đó thì dễ nảy sinh tâm trạng, mà đỉnh cao của trạng thái tình cảm thường biểu lộ bằng những giọt nước mắt. Có giọt nước mắt sung sướng, có giọt nước mắt ân hận, có giọt nước mắt đau đớn, xót xa,...Giọt nước mắt của Hộ và Chí Phèo là nỗi đau đớn xót xa hay niềm hạnh phúc ? Nguyên nhân nào dẫn đến tiếng khóc ấy của hai nhân vật ? Nam Cao đã dẫn giải một cách hợp lí. Với Hộ, tiếng khóc của anh bật ra sau hai tấn bi kịch lớn trong cuộc đời : bi kịch sống thừavà bi kịch tình thương. Hộ đã từng là một nhà văn say mê lí tưởng nghề nghiệp, có ước mơ hoài bão cao đẹp, Hộ khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất, Hộ chỉ chăm lo vun trồng cho cái tài năng của Hộ ngày một nảy nở. nhưng ước mơ hoài bão của Hộ không thực hiện được vì một lực cản tầm thường song ghê gớm, gánh nặng cơm áo gia đình. Để chăm lo cho cuộc sống gia đình, Hộ phải viết những cuốn sách vội vàng khiến người ta đọc rồi lại quên ngay sau khi đọc, còn bản thân Hộ mỗi lần đọc lại anh cũng tự thấy xấu hổ, dằn vặt mình. Anh không đem đến cho văn chương được cái gì mới mẻ, cũng không thay đổi được cuộc sống gia đình, như thế, anh là một kẻ vô ích, một đời thừa. Trước mắt Hộ có một con đường giải thoát, thoát li vợ con để thực hiện giấc mộng văn chương, nhưng Hộ không thể bỏ được tình thương, vì anh vẫn là con người. không thể thoát li vợ con, song Hộ lại đau khổ ngấm ngầm. Hộ điên người lên vì con khóc, điên người lên vì phải xoay tiền. trong lúc bế tắc, Hộ đã tìm đến rượu. nhưng rượu không giúp anh tháo gỡ được tình trạng bi kịch còn dấn anh lấn sâu vào bi kịch thứ hai : vi phạm lẽ sống tình thương. trong lúc say, Hộ đã đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Tỉnh rượu, Hộ đã khóc "Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc...Ôi chao ! Hắn khóc ! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc". Với Chí Phèo, tiếng khóc của Chí bật ra sau một bi kịch lớn của cuộc đời: bi kịch bị từ chối quyền làm người. Trước khi gặp thị Nở, Chí đã từng là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi trong lúc say. Trên mặt Chí lằn ngang lằn dọc bao nhiêu vết sẹo, kết quả của những lần rạch mặt ăn vạ; cái mặt của Chí vàng vàng mà lại sạm màu gio, cái mặt của một con quỷ dữ. Chí trở thành nỗi kinh hoàng, sự ám ảnh của dân làng Vũ Đại. Cả làng Vũ Đại không ai dám giao tiếp với Chí, họ từ chối Chí. Thế nhưng từ chỗ khuất lấp của cuộc đời, có một người đàn bà "ma chê quỷ hờn" đã sưởi ấm tâm hồn Giá lạnh của Chí bằng chút tình thương mộc mạc, chân thành. Cuộc gặp gỡ kì diệu, đặc biệt là sự chăm sóc đầy ân tình của thị Nở đã đánh thức nhân tính và khát vọng lương thiện đã bị ngủ quên từ lâu của Chí Phèo. Chí và thị sẽ làm thành một cặp xứng đôi nếu như thị là một người bình thường. nhưng thị lại là người đàn bà dở hơi, thị đã từ chối Chí. Sự từ chối của thị Nở đã đẩy Chí rơi vào một nỗi đau sâu thẳm trong cuộc đời. Như một thông lệ, Chí đã tìm đến với rượu, Chí muốn uống cho thật say để quên đi nỗi đau trong đời. nhưng Chí càng uống càng tỉnh, càng tỉnh, Chí lại thấy hơi cháo hành thoang thoảng, Chí "ôm mặt khóc rưng rức". Hai tiếng khóc của hai con người, ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều biểu hiện thấm thía nỗi đau thân phận khi trải qua những tấn bi kịch trong cuộc đời. Hộ khóc sau khi đã có hành vi thô bạo với vợ con; Chí Phèo khóc sau khi bị thị Nở từ chối. nhưng sắc thái ý nghĩa của mỗi tiếng khóc không hoàn toàn giống nhau. Tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của một người trí thức tiểu tư sản có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn cống hiến bằng sự lao động sáng tạo của chính mình mà phải sống "đời thừa", một người coi tình thương là nguyên tắc xác định tư cách làm người nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương. Bao nhiêu đau đớn, bao nhiêu hối hận dồn nén lại ở Hộ để rồi bật lên thành tiếng khóc. Tiếng khóc nức nở, tiếng khóc bật ra như quả chanh người ta bóp mạnh của Hộ cho ta thấy sự hối hận và đau khổ lên đến tột cùng của người trí thức tiểu tư sản nghèo có nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ, thanh lọc tâm hồn anh, giúp anh đứng vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá. Còn nhớ, nhân vật Sinh trong truyện "Đói" của Thạch Lam đã từng hất tất cả đồ ăn do Mai vợ anh vừa mua về xuống đất và đuổi cô ra khỏi nhà khi anh biết, Mai đã phải bán mình để có tiền nuôi chồng. nhưng sau cảm giác đau đớn và chán nản là sự giày vò của cái đói. Bất chấp sự chống cự của Sinh, cảm giác đói cứ lan khắp cả người anh. Và rồi trước mùi thơm quyến rũ của đồ ăn, trước sự hành hạ của cái đói, Sinh đã đầu hàng một cách thảm hại. Anh ăn vụng trộm những miếng bÁnh và thịt ướp mà trước đó chính anh đã hất đi và nguyền rủa. Khác với Hộ, Sinh đã đặt sự tồn tại lên trên nhân cách. Đó là dấu hiệu đầu tiên của quá trình tha hoá, biến đổi nhân cách con người trước hoàn cảnh. Rõ ràng, người trí thức trong sáng tác của Thạch Lam chưa có ý thức sâu sắc về căn nguyên của nỗi khổ, chưa có sự ân hận như Hộ của Nam Cao. Sự ân hận của Hộ gợi cho ta nhớ đến nhân vật Hưng trong truyện ngắn "Miếng bÁnh " của Nguyên Hồng. Hưng đã từng ăn giấu vợ miếng bÁnh trong lúc đói, nhưng khi ăn, anh cảm thấy ân hận, nhục nhã đến độ " cổ họng, ruột gan xoắn lại. Miếng bÁnh nhai nhỏ ra càng như miếng thuỷ tinh tẩm mật cá". Hộ cũng ân hận, song lớn hơn sự ân hận ấy là sự thành thực trước lỗi lầm của mình "Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...". Sự thành thực với chính mình là một nhân cách rất đáng trân trọng ở người trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao. Nếu tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của một người trí thức ân hận về những hành vi thô bạo của mình đối với vợ con thì tiếng khóc của Chí Phèo là tiếng khóc của một người cố nông nghèo bị tha hoá, bị tước đoạt quyền làm người. Nam Cao gói gọn nỗi đau trong tâm hồn Chí bằng ba chữ "khóc rưng rức". Bao nhiêu tủi hờn dồn nén lại để rồi bật lên thành tiếng khóc cho sự oan trái, sự thua thiệt của một người sinh ra là người mà lại không có quyền sống của một con người. Tiếng khóc của Chí chính là sự ý thức đầy đủ nhất về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của anh. Có hiểu ước mơ hạnh phúc chân thành của Chí "Hay là mình sang ở mới tớ một nhà cho vui", ta mới thấu hiểu được tiếng khóc đau đớn của một người bị phụ tình. Tiếng khóc của Chí gợi cho ta nhớ đến tiếng khóc hu hu của lão Hạc khi lão chót lừa một con chó, tiếng khóc nức nở, khóc như người ta thổ ra nước mắt của dì Hảo khi người chồng bỏ dì bơ vơ trong lúc ốm đau để đi tìm cơm rượu. Mỗi tiếng khóc là một nỗi đau, nhưng tiếng khóc của Chí không chỉ có nỗi đau mà còn có cả sự cay đắng, tủi nhục. Cũng như ở truyện ngắn "Đời thừa", trong "Chí Phèo", Nam Cao đã hoá thân vào nhân vật, sống với nhân vật để miêu tả nỗi đau đến tột cùng của nhân vật. Chỉ là một tiếng khóc, nhưng trong tiếng khóc ấy ta thấy một nỗi niềm, một số phận, một cuộc đời của nhân vật. Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ là như thế ! Ẩn sau tiếng khóc của nhân vật là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn đối với người trí thức tiểu tư sản nghèo, người nông dân lao động nghèo. Và lớn hơn niềm thương cảm là sự phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của họ trong hoàn cảnh bế tắc. Đối với Hộ là sự vươn lên để giữ vững lẽ sống nhân đạo; đối với Chí Phèo là khát vọng hạnh phúc, khát vọng lương thiện. Điều đó tạo nên chiều sâu nhân đạo mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao. Nước mắt là giọt châu của loài người, là tấm kính biến hình vũ trụ để cho nhân vật giải toả nỗi đau, sự bi phẫn đến cùng cực. nhưng nước mắt vẫn chỉ là nước mắt. Do vậy, nhân vật của Nam Cao vẫn rơi vào bế tắc. Hộ không giải quyết được bi kịch gia đình; Chí Phèo phải tìm đến cái chết sau khi đã giết được kẻ thù của mình. Cần phải có thời gian, có ánh sáng của Đảng soi rọi, người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo của Nam Cao mới có thể thay đổi cuộc đời của họ. Như vậy, từ một chi tiết nghệ thuật, Nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đau trong tâm hồn nhân vật; đánh dấu quá trình thức tỉnh của nhân vật, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn về đề tài trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Có thể nói, chi tiết tiếng khóc của hai nhân vật Hộ và Chí Phèo là một chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa. Nó chẳng những làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động mà còn góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với chi tiết tiếng khóc nhân vật Hộ và Chí Phèo, Nam Cao đã đem đến cho văn học Việt Nam 1930-1945 một tiếng nói nhân văn sâu sắc, khẳng định tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ trong việc mô tả và phân tích tâm lý nhân vật. Đề 4: Tương quan ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và Hai đứa trẻ Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh (cảm nhận): Bóng tối và ánh sáng trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 1. Làm rõ đối tượng thứ nhất: - Hình tượng bóng tối trong Hai đứa trẻ: diễn tả sự tù đọng, bế tắc, ngột ngạt, nghèo đói, không lối thoát. - Hình tượng ánh sáng: nhỏ nhoi, yếu ớt, tàn lụi… biểu trưng cho một cuộc sống lạc hậu, tù đọng không biết đến ngày mai là gì. 2. Làm rõ đối tượng thứ 2: - Hình tượng bóng tối trong Chữ người tử tù: sự tàn bạo, dơ bẩn của xã hội phong kiến suy đồi. Sự xấu xa của cái đê tiện cái thấp hèn. - Hình tượng ánh sáng: biểu tượng cho cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiên Lương trong sáng của con người. Cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng. 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật: - Tương đồng: đều sử dụng bóng tối và ánh sáng để tạo ý đồ riêng cho sáng tạo nghệ thuật. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Bóng tối đều sử dụng để nói về cái âm u, tù túng, cái xấu xa của thế lực. ánh sáng đều hướng con người vươn đến những điều tốt đẹp. - Khác biệt: với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật Giá trị nhân văn của tác phẩm 4. Lý giải sự khác biệt: - Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. - Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ. - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu Dàn ý từng bài: 1.Tương quan ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù I/ Mở bài: - Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan ngục . - Đây không đơn thuần là cảnh cho chữ , mà “đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp , cái cao thượng đối với sự phàm tục nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ” II/Thân bài: 1/ Sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối: - Mở đầu cảnh cho chữ , Nguyễn Tuân đã viết đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.Vì : Bình thường sẽ không có cảnh cho chữ đẹp và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và dơ bẩn.Nhưng ở đây lại có, vì sự chiến thắng của “thiên lương”con người .Với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp đối lập sắc sảo, nhà văn đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thắng đó. - Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục.Nhà ngục đã tối tăm, lại vào lúc đêm khuya khoăt, càng dày đặc bóng tối.“Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc...” ánh sáng của bó đuốc đã như xua tan,đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam.Miêu tả ánh sáng của bó đuốc... chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân, bởi lẽ : + Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sắc màu vật lý, mà sâu xa hơn , khái quát hơn, đây chính là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người : đó là ánh sáng của lương tri, của thiên lương – còn bóng tối , đó là bạo tàn và tội ác. + Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của bạo tàn chính tại tù ngục này.Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện. 2/ Sự chiến thắng của cái đẹp,cái cao thương đối với cái phàm tục, nhơ bẩn. - Cái phàm tục, nhơ bẩn ở đây được hiện lên với “buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. - Còn cái đẹp, cái cao thượng được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng, đó là : màu trắng tinh của phiến lụa óng và mùi thơm ở chậu mực bốc lên.Phải chăng, màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời. > Sự đối lập trên đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục và nhơ bẩn . 3/Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ: - Trong cảnh cho chữ, ta thấy giữa người cho chữ và người nhận chữ có sự thay bậc, đổi ngôi : + Người tử tù trở thành người chủ ( đường hòang, hiên ngang,ung dung,thanh thản ) sản sinh cái đẹp và ban phát cái đẹp. + Còn bọn quản lý nhà ngục lại khúm núm, sợ sệt , sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân. III/ Kết bài: Tóm lại, sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô được khắc họa đậm nét.Cảnh cho chữ vì thế mà như một buổi thọ giáo của những người sống đẹp và muốn sống đẹp.Lời khuyên của Huấn Cao chẳng khác nào là lời di huấn thiêng liêng cho người lầm đường về một cách sống, một cách thưởng thức nghệ thuật CHƠI CHỮ ĐẸP. - Đọan văn cho chữ cuối tác phẩm góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. . 2. Tương quan ánh sáng – bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” I/ Mở bài : - Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. - Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc tạo nên sự tương phản giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa biểu tượng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. II/ Thân bài : 1/Hình tượng bóng tối: a. Bóng tối của thiên nhiên trong tác phẩm đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt : “Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ con vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa” . > Bóng tối gần như chiếm lĩnh cả không gian bao la , tĩnh mịch nơi phố huyện. b. Bóng tối cuộc đời và bóng tối của cuộc sống con người: - Đôi mắt Liên “ngập dần vào cái buồn của buổi chiều quê” - Hình ảnh của bà cụ Thi và tiếng cười khuất dần trong bóng tối như cảnh đời đen tối, bức bối , vật vờ của cụ Thi - Mẹ con chị Tý với cái chõng nước và ngọn đèn dầu leo lét… > Chừng ấy con người trong bóng tối như những hạt bụi li ti, vô giá trị, bị lãng quên trong sa mạc của cuộc đời mênh mông, bế tắc. 2/Ánh sáng và niềm khao khát tội nghiệp của người dân nghèo nơi phố huyện: - Đối lập với bóng tối dày đặc là hình ảnh nhỏ nhoi, mỏng manh của ánh sáng. - Cái hay, độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của Thạch Lam là nhà văn đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: + Trên trời : Ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những ngôi sao …và những ánh đom đóm lập lòe. + Ở dưới đất : ánh sáng được hiện lên với ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, và những hột sáng lọt ra từ những liếp cửa của những ngôi nhà… > Giữa cái bóng tối dày đặc của không gian, của cuộc đời, ánh sáng nhỏ nhoi trở nên cao giá hẳn lên : hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở cái phố huyện nhỏ đều được tác giả huy động : các loại đèn ( đèn treo, đèn hoa kỳ, đèn dây, đèn lồng, đèn ghi) ; bếp củi, tàn lửa, những con đom đóm và dải Ngân hà… - Có thể nói : Tất cả các ánh sáng dù thiên tạo hay nhân tạo đều như vẽ ra những vạch đích khát vọng của những nhân vật chính, phụ trong tác phẩm, đều biểu tượng lấp lánh những cung bậc của mơ ước III/ Kết bài : - Truyện kết thúc một cách nhẹ nhàng , nhưng đối với người đọc là cả sự băn khoăn, ray rứt ,xót thương.Hình ảnh ánh sáng và bóng tối cứ thấp thóang ,cứ ám ảnh người đọc : không biết bao giờ ánh sáng , tương lai và hạnh phúc mới đến với Liên – An và những người dân nghèo nơi phố huyện? Bài tham khảo Mở:Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống. trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả"(1) của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả. Thân:Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu. “Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người... Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”(2). Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này. K gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối. trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu K, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút... Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu"(3). Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ(4). Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp. Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm. Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian
File đính kèm:
- De thi Van 12.pdf