Đề bài văn số 3: nghị Luận văn học

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài văn số 3: nghị Luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Đề bài văn số 3: nghị luận văn học
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần a. Trắc nghiệm ( 2đ)
Câu 1: Nỗi nhớ chơi vơi trong câu thơ “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” được hiểu như thế nào?
A Nỗi nhớ da diết, nồng nàn C. Nỗi nhớ có sức lan toả
B. Nỗi nhớ khó định hình D. Tất cả phương án trên.
Câu 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào?
Hào hùng, kiêu dũng C. Dũng cảm, hào hoa
B. Hào hoa, lãng mạn D.Mộc mạc, dân dã	 
Câu3: Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên vào năm nào?
1938 C.1941
1940 D. 1939
Câu 4: Bài thơ “Việt Bắc” được sáng tác trong thời điểm nào?
7/1954 C. 9/1954
8/ 1954 D. 10/1954
Câu 5:Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên như thế nào?
 Thơ mộng, trữ tình D. Tất cả A, B và C
Gần gũi, ấm áp E.Cả A và C
Thiên nhiên luôn sát cánh cùng con người trong chiến đấu.
Câu 6: Hình tượng Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) gắn liền với hình ảnh nào?
Nhân dân C. Những người có công dụng nước
Những vị anh hùng D. Những huyền thoại xa xưa
Câu 7 : Giọng thơ thể hiện trong đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) là gì ?
Trữ tình – chính trị C Trữ tình- triết luận
 B.Trữ tình – chính luận  D.Trữ tình- đạo đức 
Câu 8 : Nét đẹp nhất của hình ảnh nhân dân trong đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) là gì ?
Chăm chỉ, hiền lành, chịu thương, chụi khó
Yêu nước nồng nàn
Đi qua gian khổ, hi sinh mà vẫn trong trẻo, nghĩa tình
Lãng mạn, hào hoa, lịch lãm 
II. Tự luận( 8 điểm)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.














Đề 2 Đề bài văn số 3: nghị luận văn học
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần a. Trắc nghiệm ( 2đ)
Câu 1 :Câu thơ  “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” diễn tả nội dung nào?
Con đường hành quân hiểm trở của người lính Tây Tiến
Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên miền Tây.
Nét tinh nghịch, trẻ trung của người lính Tây Tiến
Tất cả phương án trên. 
Câu 2: Bài thơ Tây Tiến viết bằng bút pháp nào?
Lãng mạn và hiện thực C. Tượng trưng
 B. Hiện thực	 D. Lãng mạn	
Câu 3: Câu thơ Mường Lát hoa về trong đêm hơi sử dụng biện pháp tu từ nào?
So sánh C. ẩn dụ
Nhân hoá D. Hoán dụ 
Câu 4: Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong phong cách thơ Tố Hữu?
Mang tính dân tộc đậm đà B.Mang tính hiện đại
 C. Kết hợp giữa tính hiện đại và tính dân tộc
Câu 5: Đoạn trích“Việt Bắc” thuộc phần nào của tác phẩm?
Một C. Ba
 B. Hai D. Bốn
Câu 6: Con người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
Lam lũ, vất vả C. Một lòng với cách mạng
Thắm thiết, nghĩa tình D. Cả A,B và C
A và C
Câu 7: Đâu không phải là tập thơ của Nguyễn Khoa Điềm ?
Người chiến sĩ (1956) C. Ngôi nhà có ngọn lửa ấm(1986)
Đất ngoại ô (1972) D. Cõi lặng (2007)
Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích Đất Nước(Nguyễn Khoa Điềm) là gì?
Ca ngợi những danh lam thắng cảnh của Đất Nước
Ca ngợi bề dày văn hoá của Đất Nước
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân"
Tái hiện chiều dài lịch sử của Đất Nước 
II. Tự luận( 8 điểm)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.





B.Đáp án –biểu điểm
1. Trắc nghiệm:
Đề 1:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
D
C
D
A
B
C

Đề 2:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
A
A
D
A
C

II.Tự luận:
1. Tìm hiểu đề.
 -Kiểu bài:nghị luận văn học-Cỏc thao tỏc sử dụng: phân tích,chứng minh…-Tư liệu: Bài thơ Tây Tiến và một số tác phẩm khác.2.Lập dàn ý
a.Mở bài:
Giới thiệu tác giả,tác phẩm
Nên luận đề cần phân tích: hình tượng người lính Tây Tiến.
b. Thân bài:
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, kiêu dũng:
+ Vẻ đẹp ấy hiện diện trong khát vọng ra đi cứu nước của họ:
 Chiến trường....đời xanh
+ Họ sẵn sàng vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy trên bước đường hành quân .Đường hành quân càng gian nan, thiên nhiên miền Tây càng khắc nghiệt, họ càng đẹp phi thường.
+ Họ dũng cảmkhông chút sờn lòng trước những hi sinh, mất mát của cuộc đời người lính. Cả một đoàn quân xanh tái như màu lá rừng vì sốt rét .Những người lính ngã xuống, những nấm mồ rải rác miền viễn xứ càng tô đậm hơn vẻ đẹp bi hùng của họ.
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn:
+ Họ lên đường bằng một quyết tâm mang màu sắc lãng mạn như những Kinh Kha thửa nào.
+ Họ náo nức , tò mò trước một vùng rừng núi hoang sơ, bí ẩn.
+ Họ khám phá ra vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi này
+ Và họ luôn ấp ủ trong lòng những nỗi nhớ, những giấc mơ hạnh phúc.
-à Hình ảnh người lính Tây Tiến đã trở thành nõi nhớ khôn nguôi trong tâm hồn thi nhân.
c,Kết bài: Khẳng định, đánh giá vị trí của người lính Tây Tiến trong văn học và trong cuộc sông.
3. Biểu điểm
- Trắc nghiệm: ( 2điểm) 8 câu mỗi câu đúng:0,25 điểm
- Tự luận:
+ Điểm 9- 10: Thực hiện xuất sắc các yêu cầu trên, văn phong trong sáng, trình bày sạch đẹp.
+ Điểm 7->8: Thực hiện tốt các yêu cầu trên, văn có cảm xúc riêng, trình bày sạch đẹp.
+ Điểm 5->6: Nắm vững kiểu bài nhưng nội dung chưa thật sâu, kiến thức cơ bản nêu được ý 2 a, b. nhưng chưa thật hoàn chỉnh, hành văn lưu loát, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 3->4: Nắm được kỹ năng viết bài tự sự nhưng kiến thức chưa được chắc chắn, nội dụng bài viết còn sơ sài, mắc lỗi nhiều.
+ Điểm 1->2: Lạc đề hoặc nội dung chưa có gì.






File đính kèm:

  • docDe dap an bai viet so 3.doc
Đề thi liên quan