Đề bài viết số 5

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài viết số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Ma trận đề kiểm tra
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn nghị luận



1 câu
0,5đ




Đặc điểm của văn nghị luận



1câu
1đ




Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận



2 câu
1 đ




Cách làm bài văn nghị luận chứng minh.





1 câu
(2,5đ)

1 câu 
5 đ
Tổng điểm 
0đ
0%
0 đ
0%

2,5đ
25%

2,5đ
25%

5đ
50%

 II/ Đề bài:
Câu 1(2,5 đ)
Cho đoạn văn sau :
 Lòng nhân đạo tức là lòng thương người. Thế nào là lòng thương người và thế nào là lòng nhân đạo ?
 Hằng ngày, chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người có đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua, răng long tóc bạc, đáng lẽ phải được sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của những kẻ qua đường ; đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng, ,mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh mì của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ...Những hình ảnh và thảm trạng ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
 Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Găng-đi có một phương châm : « Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy. »
a) Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?(0,5đ)
b) Tìm bố cục của văn bản trên ?(0,5đ)
c) Tìm luận điểm và luận cứ của văn bản ?(1đ)
d) Chỉ ra cách lập luận của văn bản ?(0,5đ)
Câu 2(2,5đ)
Viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về vấn đề : Nói chuyện riêng trong giờ họ vừa vi phạm nội quy của nhà trường, vừa thể hiện hành vi thiếu văn hóa.
Câu 3(5đ)
 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.(5đ)
C/ Đáp án
Câu 1
a) Phương thức biểu đạt : nghị luận
b) Bố cục 3 phần
- Mở bài : đoạn 1
- Thân bài : đoạn 2
- Kết bài : đoạn 3
c) Luận điểm và luận cứ
Luận điểm : lòng nhân đạo tức là lòng thương người.
Luận cứ : 
+ Thế nào là lòng thương người ? Thế nào là lòng nhân đạo ?( biểu hiện của lòng nhân đạo)
+ Hành động của con người trong việc phát huy lòng nhận đạo.
d) Cách lập luận : nêu vấn đề để bản luận đến giảng giải làm rõ vấn đề và đi đến hành động.
Câu 2
 Viết được đoạn văn theo yêu cầu đề bài.
Câu 3

 I. Mở bài :
 (Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý).
 Nếu ngoài đời con người sinh hoạt rất thoải mái, bừa bãi... Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ môi trường sống... Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại khốc liệt. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này.
 II. Thân bài :
(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). 
-Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc... Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá...
 Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nước đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên... Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt... Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp môi trường.
-Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm: 
+Mưa xuống đường ngập nước vì cống rãnh bị tắc. 
+Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da.
+Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch...
+Những chỗ nước đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết.
 III. Kết bài : 
 (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ).
 Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp môi trường sống.
 Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ trong sạch môi trường sống của thiên nhiên.
Chú ý :Tùy vào mức độ làm bài của học sinh để cho điểm cho phù hợp

File đính kèm:

  • docBai viet so 5(1).doc
Đề thi liên quan