Đề: Cảm nhận của em về số phận của người nông dân qua các văn bản ‘Trong lòng mẹ’, ‘Tức nước vỡ bờ’, ‘Lão Hạc’

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 24565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề: Cảm nhận của em về số phận của người nông dân qua các văn bản ‘Trong lòng mẹ’, ‘Tức nước vỡ bờ’, ‘Lão Hạc’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Cảm nhận của em về số phận của người nông dân qua các văn bản ‘Trong lòng mẹ’, ‘Tức nước vỡ bờ’, ‘Lão Hạc’.




Một số gợi ý:
a) Người nông dân trong xã hội cũ vô cùng khổ cực, nghèo đói, bị dồn ép tới đường cùng bởi những hủ tục, sự hà khắc bóc lột của chế độ TDPK. 
- Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ có được hạnh phúc, sống trong tủi nhục, bị khinh chê bởi tục lệ của XH.
- Một em bé khát khao tình mẫu tử phải sống trong sự ghẻ lạnh của những người thân.
- Chị Dậu: vì chế độ sưu thuế và chính nạn thuế thân cũng như những thứ thuế vô lý khiến biết bao gia đình lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” (như gia đình chị Dậu khốn cùng đến mức phải bán con, bán chó, chồng thì bị bắt đi thừa sống thiếu chết) họ là những nông dân nghèo khổ bị hà hiếp đủ đường.
- Lão Hạc: một nông dân lương thiện, túng quẫn, nghèo đói nhưng không muốn bị mất đi bản chất lương thiện của người nông dân, đã tìm đến cái chết – cái chết đau đớn vật vã.
- Con trai lão vì nghèo khổ, gia đình không môn đăng – hộ đối nên đã đi đồn điền cao su, một con đường không lối thoát.
- Môt tri thức nghèo cũng mòn mỏi, sống trong khắc khoải khi phải bán từng quyển sách và vì nghèo mà rất dễ trờ thành kẻ “gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi” trước người khác…
® Số phận của họ là số phận của 1 dân tộc bị áp bức, chịu cảnh nô lệ, bị những kẻ có quyền bóc lột. Chính số phận của người nông dân là lời tố cáo xã hội một cách mạnh mẽ.
b) Nguyên nhân đẩy người nông dân vào đường cùng không lối thoát (Phê phán XH)
- Do những cổ tục của XH.
- Do bị nhiều áp bức, bất công.
c) Những phẩm chất tốt đẹp đáng ca ngợi, đáng trân trọng của người nông dân: có tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách đáng trân trọng
- Người mẹ dám vượt lên vòng lễ giáo phong kiến để tìm kiếm để giữ lấy và dành lại hạnh phúc cho mình
- Một em bé vì khát khao tình mẫu, cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng nên đã nhận ra và biết căm thù những cổ tục của XH.
- Chị Dậu: Yêu chồng, dũng cảm, táo bạo, dám bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng đấu lại với bọn cai lệ.

Đề: Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.







Một số gợi ý:
1) Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng: 
 - Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ 
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”
Và mới uất ức khi bị giam cầm 
“Ngột làm sao, chết uất thôi”
 - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do:
+ Con hổ tuy sống ở vườn bách thú nhưng tâm hồn luôn nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng… Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy… (đưa dẫn chứng)
+ Người chiến sĩ thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào…( đưa dẫn chứng)
2) Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau
 - “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước kín đáo, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động và vì thế họ gửi gắm lòng yêu nước một cách thầm kín qua hình ảnh con hổ… Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực…( đưa dẫn chứng)
 - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( đưa dẫn chứng)
Đề: Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
 Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An – đéc – xen), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 








Một số gợi ý
1) Nh÷ng b¨n kho¨n tr¨n trë cña Nam Cao vÒ sè phËn nh÷ng ng­êi n«ng d©n qua truyÖn ng¾n L·o H¹c: 
Nh©n vËt l·o H¹c: 
- Sèng l­¬ng thiÖn, trung thùc, cã nh©n c¸ch cao quÝ nh­ng sè phËn l¹i nghÌo khæ, bÊt h¹nh.
 + Sèng mßn mái, c¬ cùc: (HS lấy dẫn chứng)
 + ChÕt thª th¶m, d÷ déi, ®au ®ín: (HS lấy dẫn chứng)
- Nh÷ng b¨n kho¨n thÓ hiÖn qua triÕt lÝ vÒ con ng­êi cña l·o H¹c: “NÕu kiÕp chã lµ kiÕp khæ.... may ra cã s­íng h¬n kiÕp ng­êi nh­ kiÕp t«i ch¼ng h¹n”; triÕt lÝ cña «ng gi¸o với cuộc đời: Cuéc ®êi ch­a h¼n đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo mét nghÜa kh¸c.
 b) Nh©n vËt con trai l·o H¹c: §iÓn h×nh cho sè phËn kh«ng lèi tho¸t cña tÇng líp thanh niªn n«ng th«n... (HS lấy dẫn chứng)
2) Nh÷ng b¨n kho¨n tr¨n trë cña Nam Cao vÒ sè phËn cña nh÷ng trÝ thøc nghÌo trong x· héi: ¤ng gi¸o lµ ng­êi cã nhiÒu ch÷ nghÜa, cã nh©n c¸ch ®¸ng träng... nh­ng ph¶i sèng trong c¶nh nghÌo tóng mòn mỏi: b¸n nh÷ng cuèn s¸ch...
3) Nh÷ng b¨n kho¨n cña An-®Ðc-xen vÒ sè phËn cña nh÷ng trÎ em nghÌo trong x· héi: 
- C« bÐ b¸n diªm thiếu thốn vÒ vËt chÊt: (HS lấy dẫn chứng)
- C« bÐ b¸n diªm thiếu thốn vÒ tinh thÇn, thiÕu t×nh th­¬ng, sù quan t©m cña gia ®×nh vµ x· héi: (HS lấy dẫn chứng)
4) §¸nh gi¸ chung: 
- Kh¾c häa nh÷ng sè phËn, bi kÞch... từ đó cho thấy gi¸ trÞ hiÖn thùc s©u s¾c
- §ång c¶m, chia sÎ, cÊt lªn tiÕng nãi ®ßi quyÒn sèng cho con ng­êi ... qua đó thể hiện được tinh thÇn nh©n ®¹o cao c¶ trong văn bản.

Đề: Trong tiểu thuyết “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm, là tiêu biểu cho hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm và văn bản “Tức nước vỡ bờ”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.







Một số gợi ý
1) Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. 
Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.
Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.
Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.
2) Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: 
Đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
Dẫn chứng:
3) Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:
	Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được – chị đã đấu lý với chúng: “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. 
4) Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.
Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được. 
Ž Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của người nông dân: 
Có lòng tự trọng.
Vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. 
Là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước CM tháng 8 năm 1945.

Đề: Chứng minh rằng: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc đã có sự phát triển qua các văn bản "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
















Một số gợi ý
1) Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong: “Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.
2) Chứng minh
 a) Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La – trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô).
 - Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị:
 + Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
 + Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
 - Khí phách của một dân tộc tự cường đang trên đà phát triển:
 + Thống nhất giang sơn về một mối.
 + Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc.
 + Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước.
 b) Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ).
 - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc: ý chí xả thân cứu nước...
 - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:
 + Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ.
 + Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc.
 c) Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta).
 - Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo...
 - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:
 + Có nền văn hiến lâu đời.
 + Có vị trí địa lý lãnh thổ riêng.
 + Có phong tục tập quán riêng.
 + Có lich sử trải qua nhiều triều đại.
 + Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.
Ž Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công chói lọi...

Đề : Trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hình ảnh chiếc lá thường xuân được cụ Bơ-men vẽ trên bức tường đã giữ lại sự sống cho Giơn-xi trong lúc cô tuyệt vọng nhất. Hình ảnh ấy đã đem đến cho em bài học gì về cuộc sống?






Một số gợi ý

Giải thích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng, rút ra bài học về lẽ sống từ đó.
Luận bàn về bài học đã được rút ra: 
Lòng yêu thương, bao dung, lo lắng cho nhau trong sự cảm thông, đồng cảm
Ý nghĩa, tác dụng: ý nghĩa nhân văn, cho ta bài học về tinh thần tương thân tương ái.
Liên hệ thực tế đời sống về bản thân. 
Phương hướng rèn luyện để hình thành cho mình tư tưởng, lẽ sống tích cực.

Đề: Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không có mục đích. Em sẽ làm gì để các bạn ấy thấy được mục đích của việc học.




Một số gợi ý
1) Học qua loa, đối phó, không có mục đích?
Học qua loa, đối phó là học không có mục đích, xem học là việc vui chơi hoăc bị gia đình ép buộc (hoăc vì lý do tiêu cực nào đó)
Học đối phó là học thụ động, không tích cực chủ động khám phá, tìm tòi tri thức, cốt đối phó với những yêu cầu của thầy cô, trong thi cử…
Học đối phó là học hình thức (hoc tủ, sao chép…) không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó để có bằng cấp nhưng không có chút kiến thức nào trong trí não… 
Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp...
2) Nguyên nhân:
Bản thân:
Gia đình:
Xã hội: 
3) Tác hại: dựa vào văn bản “Bàn luận về phép học”
Đề: “Trên con đường thành công, đặc biệt là con đường học vấn, ta luôn có sự khám phá và chiếm lĩnh tri thức bằng cách tự học; và trên con đường ấy, sự thành công không thể có bước chân của kẻ lười biếng”. Em hiểu thế nào về nhận xét trên? 





Một số gợi ý
Ý nghỉa của việc học (giải thích và chốt ý: có nhiều con đường tiếp thu tri thức trong đó có con đường tự học)
Thế nào là tự học? (là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng sống… của nhân loại. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập)
Thực tế cách học của nhiều học sinh ngày nay thế nào?
Cần có phương pháp học thế nào để thành công trên con đường tự học?
Tại sao nói sự thành công sẽ không có bước chân của kẻ lười biếng?

Đề: Rất nhiều người đã từng xúc động trước nội dung tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri. “Chiếc lá cuối cùng ở trên tường” đã làm hồi sinh sự sống nơi một con người nghèo khổ, bệnh tật và tuyệt vọng. Và cũng từ “chiếc lá” ấy, nhiều cảm xúc nhân văn được đành thức trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Đời người sẽ là gì nếu như thiếu vắng tình yêu thương? 
	Từ mạch cảm xúc trên, em hãy viết một bài văn nghị luận về vẻ đẹp của tình yêu thương trong đời sống con người.










Một số gợi ý
Văn học luôn mang tính nhân văn: hướng tới chân – thiện – mỹ: sự đồng cảm, sẻ chia xuất phát từ tình cảm chân thật, nhân ái (thiện) và đó là những tình cảm cao đẹp (mỹ)
Tính nhân văn trong “chiếc lá cuối cùng”: là cái nhìn nhân ái, tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia, bao dung, vị tha, sẵn sàng cho, thậm chí là cả cuộc sống của mình vì người khác.
Vẻ đẹp của tình yêu thương trong đời sống con người: Lòng yêu thương, bao dung, lo lắng cho nhau trong sự cảm thông, đồng cảm (bà lão hàng xóm thương cho cảnh khốn cùng của gia đình chị Dâu, ông giáo băn khoăn cho cuộc sống lão Hạc, người đọc rơi lệ trước nỗi khát khao tình mẫu tử của bé Hồng; trước những mơ ước được yêu thương, được quan tâm che chở của cô bè bán diêm…)

Đề: Chứng minh rằng văn học của ta luôn ca ngợi những ai có lòng “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. 




Một số gợi ý
1) Thương người như thể thương thân?
Yêu thương, quý trọng con người sống chung quanh ta như chính bản thân mình.
Đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ anh em, bè bạn, đồng bào. (Dẫn chứng: ca dao, văn, thơ)
2) Làm gì để thể hiện lòng nhân ái?
Gia đình: yêu thương, kính trọng, nâng đỡ nhau (dẫn chứng)
Bạn bè: đoàn kết, giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ bằng hết khả năng (dẫn chứng)
Xã hội: quan tâm, chia sẻ với những người có hoàn cảnh cơ nhỡ hoạn nạn (dẫn chứng)
3) Làm gì trước kẻ thờ ơ?
Giải thích về lòng yêu thương của văn chương: “gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”
Chỉ ra những việc làm sai trái, những thái độ thờ ơ (thái độ quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”, thái độ của người lớn trước hoàn cảnh của cô bé bán diêm…)
Khuyên họ hãy quan tâm đến người khác vì lòng nhân ái

Đề: Tình thương là hạnh phúc của con người.



Một số gợi ý
1) Giải thích khái niệm
- Tình thương là gì? Sự quan tâm, chăm sóc, cùng đồng hành của mọi người trong từng giai đoạn của cuộc đời ta.
- Hạnh phúc là gì? Sự ấm áp trong tâ hồn, ta có thể cảm nhận qua nụ cười, ánh mắt, cái nhìn cảm thông, cái bắt tay…
- Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc?
2) Những biểu hiện cụ thể của tình thương
- Yêu thương: Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân; Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu thiên nhiên, vạn vật yêu cuộc sống, giữ gìn trong sach môi trường; yêu tổ quốc.
- Tình yêu thương được thể hiện bằng hành động: Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà, học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật, thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh ngheo vùng sâu vùng xa; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình, công dân tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh.
- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân
3) Ý nghĩa
Tình thương làm cho người gần người hơn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội có tình thương.
Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương.

Đề: Khi nghe Binh Tư nói chuyện, ông giáo cảm thấy cuộc đời đáng buồn; nhưng khi biết cái chết đau đớn của lão, ông giáo lại nghĩ cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Câu nói ấy gợi cho em những suy nghĩ gì?





Một số gợi ý
Tóm tắt các sự việc chính trong văn bản “Lão Hạc” để dẫn đến nhận xét.
Khi nghe chuyện của Binh Tư, ông giáo buồn. Ông buồn vì thấy một người tử tế như thế, một người đã khóc vì trót lừa một con chó, một con người có lòng tự trong vì sợ liên lụy đến bà con hàng xóm... cuối cùng không giữ được phẩm giá, cũng tha hóa biến chất; theo Binh Tư làm chuyện xấu đến nỗi ngay cả Binh Tư – kẻ làm nghề ăn trộm – cũng coi thường.
Đến lúc biết rõ cái chết của lão Hạc, nỗi buồn của ông giáo được giải toả. Thì ra lão Hạc không hề có hành động hay ý nghĩ xấu như Binh Tư tưởng. Cho nên ông giáo lại buồn theo một nghĩa khác: buồn cho số phận của những con người lương thiện, những người nông dân có phẩm chất tốt đẹp, có nhân cách cao thượng (người tử tế, đứng đắn, trọng nhân cách) như lão Hạc nhưng lại không được sống, lại phải chết vật vã, đau đớn.
® 	Ý nghĩa nhân văn (nhân đạo): ca ngợi, cảm thông. 
Ý nghĩa phê phán

Đề: Qua các văn bản: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) em hãy chứng minh rằng: Nội dung chủ yếu của văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng.





Một số gợi ý
Chứng minh luận điểm chính:Trong các tác phẩm văn học trung đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng được thể hiện sinh động phong phú.
Chiếu dời đô: Nội dung yêu nước được thể hiện qua mục đích dời đô…… Việc dời đô còn thể hiện tinh thần tự lập, tự cường, sẵn sàng chống lại bất kỳ quân xâm lược nào của một triều đại đang lớn mạnh.
Tinh thần yêu nước thể hiện sôi sục qua lòng căm thù giặc sâu sắc (hào khí Đông A) của nhà Trần
Trần Quốc Tuấn căm thù giặc, tố cáo tội ác của giặc Mông Nguyên
Quyết tâm chiến đấu, hy sinh vì dân tộc
Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, cảnh giác, luyện võ nghệ để chuẩn bị chiến đấu chống lại quân thù.
Từ “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt): ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc thể hiện rõ qua việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, có Vua của một nước. Trên cơ sở ấy, Nguyễn Trãi khẳng định Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền trên nhiều yếu tố, ông còn cảnh cáo quân giặc vô cớ xâm lăng nước ta tất sẽ nhận hậu quả thê thảm ® thể hiện sức mạnh, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và “Bình Ngô đại cáo” là bài ca về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. 
Tự hào về đật nước có nền văn hóa riêng, có phong tục tập quán, có truyền thống lịch sử lâu đời
Tự hào vể những chiến công hiển hách của dân tộc

Đề: Qua nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh: “Công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha” 
(Ý nghĩa văn chương – Ngữ Văn 7)







Một số gợi ý
Tình yêu thương con người: Bé Hồng có tình yêu mãnh liệt với người mẹ đáng thương
Xa mẹ, vắng tình thương, thiếu sự chăm sóc, lại phải nghe những lời dèm pha xúc xiểm của người cô độc ác nhưng tình cảm của bé Hồng hướng về mẹ vẫn mãnh liệt duy nhất một phương, không bị “những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến”. Chính tình yêu thương mẹ tha thiết đã khiến cho bé Hồng có một thái độ kiên quyết, dứt khoát.
Khát khao gặp mẹ cháy bỏng: Ngòi bút của nhà văn đã thể hiện thành công đặc sắc khi miêu tả với phương pháp so sánh như khát khao của người bộ hành đi giữa sa mạc nghĩ về bóng râm và dòng nước mát. Hình ảnh chú bé phải xa mẹ lâu ngày, hơn nữa phải sống trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh.
Giàu lòng vị tha: Bé Hồng bỏ qua những lời dèm pha thâm độc của bà cô lúc nào cũng nghĩ tới mẹ với niềm thông cảm sâu sắc, mong muốn được đón nhận tình yêu thương của mẹ 
Sự căm thù những cổ tục đã đầy đoạ mẹ: Lòng căm ghét của bé Hồng được diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập tựa như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lại mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
Cảm nhận tình yêu thương, áp áp của tình mẫu tử thiêng liêng mà quên hết những lời nói cay độc: “Mày dại quá, tao chạy cho tiến tàu, vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và bế em bé chứ!” 
Bồi đắp thêm về tâm hồn tình cảm
Sự cảm động, sung sướng, bối rối khi gặp mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ khi ở trong lòng mẹ: Để tô đậm niềm sung sướng tột độ của em bé mất cha, xa mẹ lâu ngày, nay được ngồi bên mẹ, lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ … mơn man khắp da thịt”, lúc thì chen những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình: “Phải bé lại…”, khi thì nghĩ đến câu nói độc ác, đay nghiến của bà cô và “Không mảy may nghĩ ngợi gì nữa.” bởi vì bé Hồng được gặp mẹ rất bất ngờ, niềm vui quá lớn. Nêu chính mình chưa phải trải qua nỗi đau xa mẹ, cha có niềm sung sướng tột độ khi được gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có được những đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như vậy.



File đính kèm:

  • docTHAM KHAO NV8.doc