Đề chính thức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn thi: sinh học thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề chính thức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn thi: sinh học thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục …………………
------------------------
 Đề chính thức 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học …………………..
------------------------------------------
Môn thi: sinh học
Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Phần I : Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất ứng với lời dẫn của mỗi câu rồi ghi vào bài làm :
( Lưu ý ; Chỉ ghi đáp án đúng )
Câu 1 : ở chuột tính trạng mình xám (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mình đen (a) là lặn . Muốn có F1 toàn chuột mình đen thì chuột bố mẹ phải có kiểu gen là:
a) AA X aa	b) aa X aa	c) Aa X aa	d) Aa X Aa
Câu 2 : Thể đồng hợp là gì ?
a) Là các gen trong tế bào cơ thể đều giống nhaub) Là hai gen trong một cặp tương ứng ở tế bào sinh dưỡng giống nhauc) Là hầu hết các cặp gen trong tế bào sinh dưỡng đều giống nhaud) Cả câu a và câu b
Câu 3 : ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu?
a) 4	b) 16	c) 8	d) 32
Câu 4 : Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau :
a) Sự kết hợp theo nguyên tắc : một giao tử đực với một giao tử cáib) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bộic) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cáid) Sự tạo thành giao tử
Câu 5 : Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định
a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtít trong phân tử ADNb) Hàm lượng ADN trong nhân tế bàoc) Tỷ lệ ( A + T ) / ( G + X ) trong phân tử ADNd) Cả câu b và câu c
Câu 6 : Đường kính của vòng xoắn ADN là bao nhiêu?
a) 10A0	 b) 34A0	 c) 20A0	 d) 40A0
Câu 7 : Một đoạn mARN dài 5100A0 . Hỏi gen tổng hợp nên mARN trên gồm bao nhiêu nuclêôtít?
a) 5100 	b) 6000 	c) 3000 	d) 10200
Câu 8 : ở một loài có bộ NST 2n = 40. Thực hiện quá trình nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số lượng NST ở thế hệ tế bào cuối cùng là bao nhiêu? ( Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường )
a) 120 	b) 160	 c) 320 	d) 480
Câu 9 : Bệnh nhân mắc bệnh Đao có bộ NST khác với bộ NST ở người bình thường về số lượng của cặp NST nào ?
a) Cặp NST số 23b) Cặp NST số 22c) Cặp NST số 21d) Cặp NST số 15
Câu 10 : Kết quả phép lai phân tích của 2 cặp tính trạng ở quy luật phân li độc lập :
a) 1 : 1	b) 9 : 3 : 3 : 1	c) 3 : 3 : 1 : 1	d) 1 : 1 : 1 : 1
Phần II : Tự luận ( 6 điểm )
Câu 1: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai? Cho 3 ví dụ về các cặp tính trạng tương phản?
Câu 2: Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối 2 cặp NST tương đồng ký hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và hợp tử?
Câu 3: ở đậu gen Đ quy định tính trạng hạt đen trội hoàn toàn so với gen đ quy định tính trạng hạt trắng.
a) Cho đậu đồng hợp hạt đen thụ phấn với đậu hạt trắng . Hãy xác định kết quả của F1, F2 và thế hệ sau đó khi lai ngược lại giữa F1 với cây đậu hạt đen và lai phân tích F1?
b) Khi lai hai cây đậu mọc từ cây đậu hạt đen thu được F1 toàn hạt đen. Có thể xác định kiểu gen của cây bố và cây mẹ hay không?
	c) Cho cây mọc từ hạt đen thụ phấn với cây mọc từ hạt trắng thu được F1 toàn hạt đen. Hãy cho biết kiểu gen của đậu mọc từ hạt đen?
Câu 4: Một đoạn ADN gồm có 40 đơn phân. Giả sử có một đột biến thêm 1 cặp A-T vào đoạn ADN nói trên.
a) Tính chiều dài đoạn ADN bị đột biến?
b) Biểu thức A+G = T+X còn đúng không với đoạn ADN bị đột biến?
-----------------------------Hết-------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh…………………………………………Số báo danh
Phòng giáo dục quỳ châu
------------------------
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2005 - 2006
------------------------------------------
Đáp án và hướng dẫn chấm môn sinh học
Phần I : Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Câu 1: b) aa X aa
Câu 2: b) Là hai gen trong một cặp tương ứng ở tế bào sinh dưỡng giống nhau
Câu 3: b) 16
Câu 4: c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
Câu 5: a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtít trong phân tử ADN
Câu 6: c) 20A0 Câu 7: c) 3000 Câu 8: c) 320 Câu 9: c) Cặp NST số 21
Câu 10: d) 1 : 1 : 1 : 1Yêu cầu : Đúng mỗi câu được 0,4 điểm
Phần Ii : Tự luận ( 6 điểm )
Câu 1: (1 điểm )
 - Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
Yêu cầu: học sinh phải trả lời đúng ý mới cho điểm. Chỉ lấy được ví dụ không cho điểm
Câu 2: ( 1 điểm )
- Tổ hợp giao tử : AB ; Ab ; aB ; ab
- Tổ hợp hợp tử : AABB ; AABb ; AaBB ; AaBb ; Aabb ; Aabb ; aaBB ; aaBb ; aabb
Yêu cầu : học sinh phải nêu đầy đủ tất cả các tổ hợp hợp tử và giao tử .Nếu sai, lặp hoặc thiếu sẽ không được điểm
Câu 3: (3 điểm )
a) ( 1 điểm ) Đậu đồng hợp hạt đen có kiểu gen ĐĐ, đậu hạt trắng có kiểu gen đđ.
Kết quả ở F1 và F2 như sau.
P	 ĐĐ X đđ
G Đ đ
F1 Đđ
Kết quả : Về kiểu gen ; 100% Đđ
 Về kiểu hình ; 100% hạt đen
F1 Đđ X Đđ
G Đ , đ Đ , đ
F2 1/4ĐĐ : 2/4Đđ : 1/4đđ
Kết quả : Về kiểu gen ; 25%ĐĐ, 
 50% Đđ, 
 25% đđ
 Về kiểu hình ; 75% hạt đen
 25% hạt trắng
Kết quả lai ngược lại sẽ như sau:
Đđ X ĐĐ
G Đ,đ Đ
Thế hệ sau: ĐĐ : Đđ
Kết quả : Về kiểu gen ; 50% ĐĐ ,50% Đđ
 Về kiểu hình ; 100% hạt đen
 Kết quả lai phân tích sẽ như sau :
Đđ X đđ
G Đ,đ đ
Thế hệ sau: Đđ : đđ
Kết quả : Về kiểu gen ; 50% Đđ ,50% đđ
 Về kiểu hình ; 50% hạt đen, 
 50% hạt trắng
	b) ( 1 điểm ) Không thể xác định được kiểu gen của bố mẹ. 
Vì khi lai ĐĐ X ĐĐ , ĐĐ X Đđ hoặc Đđ X ĐĐ đều cho thế hệ sau toàn hạt đen . Phải dùng phép lai phân tích tiếp mới xác định được kiểu gen của cây bố và cây mẹ.
	c) ( 1 điểm )Đậu hạt trắng có kiểu gen đđ. Thế hệ sau toàn cho hạt đen khi cây mọc từ hạt đen phải đồng hợp trội ( thuần chủng ) ĐĐ.
Giải thích : 
P	 ĐĐ X đđ
G Đ đ
F1 Đđ
Kết quả : Về kiểu gen ; 100% Đđ
 Về kiểu hình ; 100% hạt đen
Lưu ý : Học sinh có thể không sử dụng % để xác định kết quả cũng cho điểm.
Câu 4: ( 1 điểm )
a) Tính chiều dài đoạn ADN bị đột biến :
40 đơn phân = 20 cặp nuclêôtít. Sau khi đột biến thêm 1 cặp A-T số cặp nuclêôtít của đoạn ADN bị đột biến là : 20 + 1 = 21 cặp nuclêôtít
Chiều dài đoạn ADN đó là : 21 X 3,4 = 71,4A0
b) Biểu thức A+G = T+X vẫn đúng. Vì A và T, G và X vẫn luôn luôn bằng nhau trong đoạn ADN bị đột biến. 

File đính kèm:

  • docDE THI HSG LOP 9 NAM HOC 2008 2009.doc