Đề cương câu hỏi ôn tập học kì II môn: Địa và Sử lớp 8 + 9

doc11 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương câu hỏi ôn tập học kì II môn: Địa và Sử lớp 8 + 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II – Năm học 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LỚP 8
I) Lí thuyết:
1) Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
2) Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
3) Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Nêu đặc điểm từng khu vực?
4) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
5) Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền?
6) Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta?
7) Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
8) Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?
9) Nước ta có mấy khu vực sông lớn? Nêu đặc điểm từng khu vực sông?
10) Đặc điểm chung của đất Việt Nam? So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
11) Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh sinh vật Việt Nam có giá trị to lớn về nhiều mặt? (kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái).
12) Cho biết thực trạng và vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?
13) Em hãy kể tên các vườn quốc gia của nước ta? Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ?
II) Bài tập:
BT 3 /116 sgk
BT 3/ 120 sgk
BT thực hành bài 35– Lưu vực sông Hồng
BT 2 /129 sgk
BT 3 /135 sgk
PHÒNG GD & ĐT CHƯPRÔNG 
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Họ và tên: 
Lớp: 8 ..
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II 
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Địa Lý 8.
Hình thức: Tự luận
Thời gian: 45 phút.
ĐỀ BÀI: 
Câu 1: (1điểm) Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
Câu 2: (2điểm) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
Câu 3: (4điểm) Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta?
Câu 4: (3điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
Đất Feralít đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.
PHÒNG GD & ĐT CHƯPRÔNG 
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Họ và tên: 
Lớp: 8 ..
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II 
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Địa Lý 8.
Hình thức: Tự luận
Thời gian: 45 phút.
ĐỀ BÀI: 
Câu 1: (1điểm) Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
Câu 2: (2điểm) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
Câu 3: (4điểm) Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta?
Câu 4: (3điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
Đất Feralít đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHƯPRÔNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MÔN: ĐỊA LÝ 8, NĂM HỌC: 2013-2014
Số câu
Nội dung cần đạt được
Số điểm
Câu 1
(1đ)
Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
- Khi rừng bị chặt phá, mưa lũ gây ra hiện tượng địa hình bị cắt xẻ, xâm thực – các lớp đất và vỏ phong hóa bị rửa trôi, xói mòn, sụt lở.
- Bảo vệ rừng có lợi ích:
+ Nguồn nước ngầm khó bị cạn kiệt.
+ Hạn chế lũ lụt, bảo vệ cân bằng hệ sinh thái và môi trường.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(2đ)
Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hâu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
a. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là:
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất phân hóa đa dạng và thất thường.
b. Nét độc đáo của khí hậu nước ta:
- So với các nước cùng vĩ độ về mặt khí hậu, nước ta không bị khô hạn như các khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á; cũng không nóng quanh năm như các quốc đảo ở Đông Nam Á.
- Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình thấp hơn các nước cùng vĩ độ là do gió mùa mang lại.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(4đ)
a. Các mùa khí hậu ở nước ta: 
- Nước ta có 2 mùa khí hậu đó là: mùa gió đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và mùa gió tây nam (từ tháng 5 đến tháng 10).
b. Đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta:
* Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông). 
- Đặc trưng chủ yếu của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc và xen kẽ là những đợt gió mùa đông nam.
- Trong mùa này thời tiết và khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt.
+ Miền Bắc: chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, đầu mùa đông: là se lạnh, khô hanh. Cuối đông ấm, có mưa phùn ẩm ướt.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
+ Duyên hải Trung Bộ: có mưa lớn vào thu – đông.
* Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ).
- Đây là thời kì thịnh hành của gió mùa tây nam, ngoài ra có gió tín phong đông nam hoạt động xen kẽ.
- Trong mùa này, nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 250C.
- Thời tiết phổ biến trong mùa này là trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông. Lượng mưa lớn chiếm 85% lượng mưa cả năm (trừ duyên hải Nam Trung Bộ mưa ít).
- Những dạng thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa ngâu và bão.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
Câu 4
(3đ)
a. Vẽ biểu đồ theo đúng yêu cầu sau: ( 2điểm)
- Hs phải chuyển đổi từ % về số độ. 
+ Đất feralit là: 65% x 3,60 = 2340
+ Đất mùn núi cao là: 11% x 3,60 = 39,60
+ Đất phù sa là: 24 x 3,60 = 86,40
- Vẽ biểu đồ hình tròn đẹp, đúng quy định. 
- Thể hiện chú thích. 
- Tên biểu đồ.
b. Nhận xét: (1điểm)
+ Nước ta có ba nhóm đất chính. Nhóm đất Feralít miền đồi núi thấp và nhóm đất mùn núi cao chiếm 76% diện tích đất tự nhiên, phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, thường được trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.
+ Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên; đất tơi xốp và giữ nước tốt, được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm.
0,5đ
1đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
PHÒNG GD & ĐT CHƯ PRÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn: Địa Lý 8, Năm học 2013 - 2014 
Nội dung/ Mức độ nhận thức 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đặc điểm địa hình Việt Nam
- Biết được những hiện tượng xảy ra khi rừng bị chặt phá.
- Biết được những lợi ích khi rừng được bảo vệ.
1câu
(1điểm)
10%TSĐ = 1điểm
1câu
(1điểm)
Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- Biết được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
-Biết được những nét độc đáo của khí hậu Việt Nam.
 1câu
(2điểm)
20%TSĐ = 2điểm
1câu
(2điểm)
Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta.
Hiểu, trình bày được những đặc trưng cơ bản của từng mùa khí hậu ở nước ta.
 1câu
(4điểm)
40%TSĐ = 4điểm
1câu 
(4điểm)
Đặc điểm đất Việt Nam.
Rèn được kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn và rút ra được nhận xét.
1câu
(3điểm)
30%TSĐ = 3điểm
1câu
(3điểm)
Tổng số câu: 04
TSĐ: 10 điểm 
 = 100%
2câu
(3điểm)
= 30%
1câu
(4điểm)
= 40%
 1câu
 (3điểm)
 = 30%
TSC: 04 
TSĐ: 10điểm
= 100%
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN: SỬ 9 - NĂM HỌC: 2013-1014.
Câu 1: Vì sao nhân dân miền Nam phải tiếp tục đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ – ne –vơ (1954)?
Câu 2: Phong trào “ Đồng Khởi”(1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?
Câu 3: Trình bày nội dung, ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)?
Câu 4: Miền Bắc đã đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1968)?
Câu 5: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam?
Câu 6: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công đó?
Câu 7: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-Ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
Câu 8: Trong chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
Câu 9: Vì sao trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 ta chọn Tây Nguyên mở đầu cho chiến dịch? Tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch?
Câu 10: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?
Câu 11: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)?
Câu 12: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Bắc- Nam có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 13: Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có những quyết định gì? ý nghĩa của kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI?
Câu 14: Vì sao Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986?
Câu 15: Trình bày ý nghĩa và những hạn chế về kinh tế - văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)?
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHƯPRÔNG.
TRƯỜNG THSC LÝ TỰ TRỌNG 
ĐỀ THI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN : Lịch Sử - Lớp 9 Thời gian: 45 phút Hình thức: Tự luận
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (4điểm) Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó? 
Câu 2: (3điểm) So sánh những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam?
Câu 3: (3điểm) Miền Bắc đã đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1968)?
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHƯPRÔNG.
TRƯỜNG THSC LÝ TỰ TRỌNG 
ĐỀ THI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN : Lịch Sử - Lớp 9 Thời gian: 45 phút Hình thức: Tự luận
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (4điểm) Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó? 
Câu 2: (3điểm) So sánh những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam?
Câu 3: (3điểm) Miền Bắc đã đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1968)? 
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHƯPRÔNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MÔN: LỊCH SỬ 9, NĂM HỌC: 2013-2014
Số câu
Nội dung cần đạt được
Số điểm
Câu 1
(4đ)
Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” năm (1959 – 1960).
a. Hoàn cảnh:
- Từ năm 1957 đến năm 1959, Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” đàn áp cách mạng miền Nam.
- Đặc biệt là tháng 5/1959, chúng cho ra đời bộ luật “phát xít 10 – 59”, chính thức đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật.
- Mâu thuẫn trong lòng xã hội miền Nam rất gay gắt.
- Đảng ta đã cho ra đời Nghị quyết 15, chỉ rõ con đường phát triển của cách mạng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, kết hợp giữa bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang giành chính quyền.
b.Diễn biến:
- Có Nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ lẻ tẻ ở từng địa phương như: Cuộc nổi dậy Vĩnh Thạnh – Bình Định, Bắc Ái – Ninh Thuận (2/1959), Trà Bồng – Quảng Ngãi (8/1959), đã lan rộng ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre.
- 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy lan nhanh ra toàn huyện và tỉnh Bến Tre.
- Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
c. Kết quả:
- Ta đã làm chủ được 600 xã ở Nam Bộ, 900 thôn ở Trung Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên.
d. Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.
- Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(3đ)
Những điểm Giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam.
a. Giống nhau:
- Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.
- Đều sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
b. Khác nhau:
- Về quy mô chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt” diễn ra ở miền Nam, còn “Chiến tranh cục bộ” mở rộng cả hai miền Nam – Bắc.
- Về tính chất ác liệt: “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực và phương tiện chiến tranh.
- “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ cơ bản là “Dùng người Việt đánh người Việt”, “thay màu da cho xác chết”.
- Tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ – Ngụy mở rộng nhiều cuộc hành quân càn quét, mục tiêu là chống phá cách mạng và bình định miền Nam. Chúng coi “Ấp chiến lược” là quốc sách nhằm tách cách mạng ra khỏi dân để thực hiện cái gọi là “Tát nước bắt cá”.
- “Chiến tranh cục bộ” với mục tiêu là vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc. Lực lượng tham chiến đông, gồm cả Mĩ, chư hầu, ngụy, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
- Chúng sử dụng vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không, trên biển, tốc độ nhanh và mở liên tục nhiều chiến dịch nhằm “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
Câu 3
(3đ)
Những thành tích nhân dân miền Bắc đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1968).
a. Trong chiến đấu: 
- Trong chiến đấu cả nước đã dấy lên một phòng trào thi đua với các khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” trong lực lượng vũ trang. “Chắc tay búa, tay súng” trong công nhân. Các phong trào “ ba sẵn sàng” của thanh niên, “ba đảm đang” của phụ nữ.
- Hơn 4 năm chống chiến tranh phá hoại (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay, diệt và bắt hàng nghìn giặc lái, bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến và tàu diệt kích.
- Ngày 1-11-1968, Mĩ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
b.Trong sản xuất:
- Nông nghiệp: 
+ Diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng lên, nhiều hợp tác xã, địa phương đạt “ Ba mục tiêu” (5tấn thóc, 2 đầu lợn, một lao động trên 1 ha diện tích gieo trồng trong 1 năm).
+ Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 héc ta trong hai vụ, đến năm 1967 có 30 huyện và 2485 hợp tác xã.
- Công nghiệp:
+ Đáp ứng được nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu và đời sống.
+ Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển.
+ Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.
- Giao thông vận tải: thông suốt đảm bảo yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Phòng GD - ĐT Huyện Chư Prông
Trường THCS Lý Tự Trọng
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2013-2014
 Môn: Lịch Sử – lớp 9
 Hình thức: Tự luận
 Thời gian làm bài: 45 phút
Các chủ đề - Nội dung
Các mức độ đánh giá
Tổng số điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965).
- Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960)
4 điểm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
4
40%
1
4
 40%
2. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973). 
- Biết được những thành tích mà nhân dân miền Bắc đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất trong thời kì (1965 – 1968).
- Vận dụng kiến thức đã được học, so sánh được những điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ đã sử dụng ở Việt Nam.
6 điểm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3
30%
1
3
30%
2
6
 60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
3
 30%
1
4
 40%
1
 3
30%
3
10
 100%

File đính kèm:

  • docDE HKII 2013 2014.doc