Đề cương công nghệ 6

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương công nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương công nghệ 6
Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán, giữa nấu và luộc?
Câu 2: Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau: sữa, gạo, đậu nành, thịt gà, khoai, bơ, đậu phộng, bánh kẹo.
Câu 3: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
Câu 4: Em có thể làm gì để tiết kiệm chi tiêu?
Câu 5: Mẹ em đi chợ mua thực phẩm tươi ngon về chế biến món ăn gồm: thịt bò, tôm, rau cải, cà chua, giá đậu, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo,). Em hãy nêu biện pháp bảo quản để chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ít bị mất đi trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn.
Câu 6: Em hãy so sánh bữa cỗ, liên hoan với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì?
Câu 7: Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
Câu 8: Vitamin B1 có trong thực phẩm nào? Tác dụng của nó đối với cơ thể?
Câu 9: Trong lớp hiện nay có nhiều bạn bị béo phì, theo em làm thế nào để giảm cân?
Câu 10: Các thực phẩm đóng hộp và thực phẩm khô bảo quản như thế nào?
Câu 11: Tại sao phải đề ra những phương pháp chế biến thực phẩm?
Câu 12: So sánh sự khác nhau giữa muối xổi và muối nén?
Câu 13: Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình?
Câu 14: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lý?
Câu 15: Người ta thường dùng các loại nguyên liệu nào để tỉa hoa? Đặc tính của những nguyên liệu dùng để tỉa hoa? Câu 16 :Trình bày nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh. 
Câu 1: * Xào: 
Thời gian chế biến nhanh.
Lượng mỡ vừa phải.
Cần lửa to.
* Rán:
Thời gian chế biến lâu.
Lượng mỡ nhiều.
 Lửa vừa phải.
Y Món luộc không có gia vị, luộc riêng từng loại động vật, thực vật.
YMón nấu có gia vị, phối hợp giữa động vật và thực vật. Món nấu thường có độ nhừ hơn món luộc.
Câu 2: -Sữa: chất đạm, chất béo, vitamin và chất khóang.
Gạo: chất đường bột, vitamin
Đậu nành: chất đạm, chất béo, chất khoáng
Thịt gà: chất đạm
Khoai: chất đường bột
Bơ: chất béo, vitamin
Đậu phộng: chất đạm, chất béo, chất khoáng
Bánh kẹo: chất đường bột
Câu 3: Cần phải giữ vệ sinh thực phẩm vì:
	Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể,tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc,nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ là nguồn gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Câu 4: Bảo quản tốt quần áo, các vật dụng của cá nhân và gia đình
	Rất cần mới mua; không mua những thứ vượt quá khả năng của gia đình.
Câu 5: Y Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế:
Thịt bò, tôm: không ngâm rửa sau khi cắt, thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng, biến chất.
Rau, củ, quả (rau cải, khoai tây, cà rốt): rửa thật sạch; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay; không để rau khô héo; củ, quả ăn sống, trái cây: trước khi ăn mới gọt vỏ.
Y Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn:
Ap dụng hợp lý quy trình chế biến món ăn để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng.
Không đun nấu lâu vì sẽ mất nhiều vitamin tan trong nước, rán lâu sẽ mất nhiều vitamin tan trong chất béo. 
Câu 6: 
Số món nhiều hơn (4-5 món trở lên).
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn nhiều hơn.
Sử dụng thực phẩm cao cấp, chế biến công phu, trình bày đẹp.
Câu 7: Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị.
	Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
Câu 8: Có trong cám gạo, thịt heo nạc, tim gan, thịt gà, thịt vịt, trứng, sò huyết, lươn, tôm, giá đậu, nấm, rau muống, đậu nành,
Tác dụng: điều hòa hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh phù thũng, giúp tiêu hóa thức ăn.
Câu 9: -Ăn ít chất đường bột và chất béo.
Tăng ăn rau xanh và hoa quả.
Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao.
Câu 10: 
Thực phẩm đóng hộp: không sử dụng khi quá hạn sử dụng ghi trên hộp, nên để nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Thực phẩm khô: gạo, bột, đậu, phải phơi khô, để nguội rồi cất kỹ trong hộp kín, không ăn đậu đã bị mốc.
Câu 11: 
Để tạo ra những món ăn thơm ngon, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, hợp với từng mùa.
Thay đổi hương vị, trạng thái của thực phẩm.
Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Câu 12: Muối xổi: 
+ Thời gian thực phẩm lên men ngắn.
+ Thực phẩm được ngâm trong dung dịch hỗn hợp: giấm, mắm, đường, tỏi, ớt nên phải ăn ngay.
Muối nén:
+ Thời gian thực phẩm lên men dài.
+ Thực phẩm được ướp nhiều muối nên có vị mặn và giữ được lâu.
Câu 13: 
Đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất hàng ngày có từ 3-4 món.
Thực đơn đủ món chính theo cơ cấu bữa ăn: canh, mặn, xào.
Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về dinh dưỡng.
Thực đơn phải đủ các nhóm thức ăn, phải phù hợp với số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe.
Câu 14: 
	Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.
	Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
	Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, phù hợp điều kiện tài chính, phải ngon, bổ, không tốn kém hoặc lãng phí.
Câu 15: 
* Các loại rau, củ, quả như: hành lá, hành củ, dưa chuột, cà chua, ớt, cà rốt.
* Những đặc tính:
Không bở, không nhũn, ít chảy nước, có độ cứng, dai dẻo vừa phải.
Có màu sắc đẹp, có thể lạng mỏng và dễ uốn cong.

File đính kèm:

  • docDe cuong cong nghe 6 hk2Gia su Khuyen HocAn Giang.doc