Đề cương dạy thêm học kỳ I môn Toán Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Xuân Mai

docx19 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 16/05/2024 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương dạy thêm học kỳ I môn Toán Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Xuân Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG DẠY THÊM MÔN TOÁN LỚP 6
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023- 2024
Thời gian
Lý thuyết cơ bản
(Kiến thức theo chủ đề)
Dạng bài tập vận dụng
Dạng bài tập khai thác
Tháng 10/ 2023
(tuần 5 đến tuần 8).

ĐẠI SỐ:
1.Ôn tập lũy thừa
Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu an, là tích của n thừa số a:
n thừa số
an = a . a . . . a ( n ∈ N*)
Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.
Quy ước: a1 = a.
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
am . an = am+n
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số ( khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
am : an = am-n ( a≠ 0; m ≥ n)
Quy ước: a0 = 1 (a≠ 0)

Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng lũy thừa:
4 . 4 . 4 . 4 . 4
2.4.8.8.8.8
100.10.10.10.10
x.x.x.x.x
2.Tính giá trị các lũy thừa sau :
a) 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 , 210.
b) 32 , 33 , 34 , 35.
c) 42, 43, 44.
d) 52 , 53 , 54.
 3.Tìm x N, biết.
a) 3x . 3 = 243
c) 64.4x = 168
b) 2x . 162 = 1024

d) 2x = 16
4. Thực hiện các phép tính sau bằng cách hợp lý.
a) (217 + 172).(915 – 315).(24 – 42)
b) (82017 – 82015) : (82104.8)
c) (13 + 23 + 34 + 45).(13 + 23 + 33 + 43).(38 – 812)
d) (28 + 83) : (25.23)
 Cho C = 1 + 4 + 42 + 43 + 45 + 46
5.a) Tính 4C
b) Chứng minh: A = (47 – 1) : 3
6 : Tính tổng
a) S = 1 + 2 + 22 + 23 +  + 22017
b) S = 3 + 32 + 33 + .+ 32017
c) S = 4 + 42 + 43 +  + 42017
d) S = 5 + 52 + 53 +  + 52017

2. Ôn tập thứ tự thực hiện các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ ( hoặc chỉ có các phép tính nhân và chia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Khi biểu thức có các [hép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.
Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
*Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc.
Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
*Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc (), [], {} thì thứ tự thực hiện các phép tính như sau: () → [] → {}.

1.Tính hợp lý (1,5 đ)
a. 382 + 134 + 102 + 266 + 218  
 b. 49 . 116 + 49 . 87 – 49. 3 
c.189 – [(46 - 18).5 + 40] : 32
2.Tính
a) 136.23 + 136.17 – 40.36 b) 17.93 + 116.83 + 17.23
c) 29 – [16 + 3.(51 – 49)] d) 129 – 5[29 – (6 – 1)
e) 129 – 5.[29 – (6 – 1) ]2 f) [(25 – 22 .3) + (32 .4 + 16)]: 5
3.Lớp 6A tổ chức đến thăm và tặng quà cho các bạn gặp khó khăn do dịch Covid. Dự định mỗi gói quà tặng bao gồm 10 quyển vở giá 10 000 đồng 1 quyển, 5 cây bút giá 5000 đồng 1 cây và 1 bộ thước giá 15 000 đồng. Hỏi mỗi gói quà có tổng trị giá bao nhiêu tiền?

3. Luyện tập các bài toán tìm x
Ôn lại các quy tắc tìm x
1. Tìm x:
a) 71 – (33 + x) = 26    
b) (x + 73) – 26 = 76    
c) 2(x- 51) = 2.23 + 20
d) 450 : (x – 19) = 50   
e) 4(x – 3) = 72 – 110   
f) 2x – 49 = 5.32
g) 200 – (2x + 6) = 43    
h) 135 – 5(x + 4) = 35   
i) 32(x + 4) – 52 = 5.22
 2: Tìm số tự nhiên x, biết:
a)  
b) 
3.Tìm x
a)  2x + 5 =25 
b) (4 + x).33 = 35	


4. Dấu hiệu chia hết, tính chất chia hết
- Khái niệm chia hết
- Tính chất chia hết của một tổng
- Tính chất chia hết của một hiệu
1.   Trong các số sau: 3,4,7,14,16,23,36,48,96, số nào là ước của 96?
b)    Tìm các ước lớn hơn 10 của 115
c)     Tìm các bội lớn hơn 100 và nhỏ hơn 200 của 15
d)    Tìm các ước của 32

2.Chứng minh rằng:
a) Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3
b) Tổng của bốn số tự nhiên liên tiếp là một số không chia hết cho 3. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n thì: (n+1)(n+4) ⋮ 2

5. Dấu hiệu chia hết cho 2,5
- Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
- Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có tận cùng là 0,5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
1.Cho các số: 2141; 1345; 4620; 234. Trong các số đó
a) Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5
b) Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2
c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5
d) Số nào không chia hết cho cả 2 và 5
2. Từ ba trong bốn số 5, 6, 3, 0 hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5
Chứng minh rằng:
Tổng của 2020 số lẻ bất kì luôn chia hết cho 2
3.Chứng minh rằng:
 Tổng của bốn số tự nhiên liên tiếp là một số không chia hết cho 4.
6. Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2,5
- Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Mở rộng cho các số chia hết cho 10
1.Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?
a,1.2.3.4.5+52
b,1.2.3.4.5−75
2.Điền chữ số vào dấu * để được số 35*:
a, Chia hết cho 2
b, Chia hết cho 5
c, Chia hết cho cả 2 và 5
3.Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giông nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2, còn chia hết cho 5 dư 4.
 4.Dùng cả ba chữ số 3,4,5 hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số:
a, lớn nhất và chia hết cho 2
b, Nhỏ nhất và chia hết cho 5

7. Dấu hiệu chia hết cho 3,9
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9 
1.Điền chữ số vào dấu * để:
a) 5*8 chia hết cho 3 b) 6*3 chia hết cho 9
c) 43* chia hết cho 3 và 5 d) *81* chia hết cho cả 2, 3, 5, 9
2. Dùng cả ba chữ số 3,4,5 hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số:
a, lớn nhất và chia hết cho 2
b, Nhỏ nhất và chia hết cho 5
3.Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số sao cho số đó:
a) Chia hết cho 3;
b) Chia hết cho 9.
4.Một số có tổng các chữ số chia cho 9 (cho 3) dư m thì số đó chia cho 9 ( cho 3) cũng dư m.

8. Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 3,9
- Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 9.
1.
Cho các số: 
 3564;4352;6531;6570;12483564;4352;6531;6570;1248
a) Viết tập hợp A các số chia hết cho 3 trong các số trên.
b) Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 trong các số trên.
c) Dùng kí hiệu ⊂⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp A và B.

2.Trong phép nhân a.b = c, gọi: m là số dư của a khi chia cho 9, n là số dư của b khi chia cho 9, r là số dư của tích m.n khi chia cho 9, d là số dư của c khi chia cho 9.
3.Xác định x, y để số x125y chia hết cho cả 2, 5 và 9
9. Số nguyên tố, hợp số
- Định nghĩa số nguyên tố và hợp số.
+ Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó
+ Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước
1: Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số:
a/3150+2125b/5163+2532c/19.21.23+21.25.27d/15.19.37−225
2.Chứng tỏ rằng các số sau đây là hợp số:
a/ 297; 39743; 987624     b/ 1111 có 2001 chữ số 1 hoặc 2007 chữ số 1
c/ 8765 397 639 763

3.a/ Tìm số tự nhiên k để số 23.k là số nguyên tố
b/ Tại sao 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất?
4. Tìm một số nguyên tố, biết rằng số liền sau của nó cũng là một số nguyên tố

10. Ôn tập số nguyên tố, hợp số
- Xem bảng số nguyên tố.
-Phân biệt số nguyên tố và hợp số
1.Hãy xét xem các số tự nhiên từ 1991 đến 2005 số nào là số nguyên tố?
2. Cho các số: 312; 213; 435; 417; 3311; 67.
a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao?
b) Số nào là hợp số? Vì sao?

3.
Tổng của ba số nguyên tố là 1012. Tìm số nguyên tố nhỏ nhất trong ba số nguyên tố đó (HD tổng của ba số là số chẵn do đó có một số nguyên tố là chẵn, suy ra một trong ba số là 2 vậy số nhỏ nhất là 2)
11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
-Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
- Phân tích theo cột dọc
- Phân tích rẽ nhánh 
1.Phân tích các số 120; 900; 100000 ra thừa số nguyên tố
2.Phân tích số A = 420 ra thừa số nguyên tố. A có chia hết cho các số sau hay không như 21, 60, 91, 140, 150, 270?
3.a) Tìm các ước nguyên tố của các số sau: 12, 36, 43. b) Tìm các ước không phải là số nguyên tố của các số sau:21, 35, 47.
4.Hai bạn Ân, và Huệ tranh luận tính đúng, sai của các phát biểu sau:
a)     Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố;
b)    Có hai số nguyên tố mà tổng của chúng là số lẻ;
c)     Mọi số nguyên tố đều là số lẻ;
d)    Tổng của hai số nguyên tố bất kì là một số chẵn.

12. Ôn tập phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Ôn lại cách phân tích theo cột dọc
1.Phân tích các thừa số sau thành tích các thừa số nguyên tố.
a) 27 ; 30 ; 80 ; 20 ; 120 ; 90.                         
b) 16 ; 48 ; 98 ; 36 ; 124.
c ) 15 ; 100 ; 112 ; 224 ; 184.                          
e)56 ; 72 ; 45 ; 54 ; 177
2.Tìm hai số nguyên tố biết tổng của chúng bằng 601.
3: Tổng của 3 số nguyên tố bằng 1012. Tìm số nhỏ nhất trong 3 số đó.
4 :Cho A= 5 + 52 + 53 +...+ 51005 + 52 + 53 +...+ 5100
a)   Số A là số nguyên tố hay hợp số?
b)   Số A có phải là số chính phương không?
5:Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?

13. Ước và bội của một số
- Cách tìm ước
- Cách tìm bội
1.a, Viết tập hợp các bội nhỏ hơn 40 của 9.
b, Viết dạng tổng quát các số là bội của 9
2.Tìm tất cả các bội của 3 trong các số sau: 4; 18; 75; 124; 185; 258
3.a) Cho số tự nhiên a. Chứng minh rằng: “Nếu x là ước của a thì (a:x) cũng là ước của a."
b) Tìm tập hợp U(150)
4.Tìm số tự nhiên n để 5 chia hết cho n-1
14. Ôn tập ước và bội của một số
- Ôn tập tìm ước và bội của một số
1.Tìm các ước của 12; 7 và 1
2.Tìm các bội của 9 trong các số 1234; 2345; 3456; 0
3.Tìm tất cả các số tự nhiên x sao cho
a) x ⋮ 15 và 45 < x < 136
b) 18 ⋮ x và x > 7
4.Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a) x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50;
b) x chia hết cho 15 và 0 < x ≤ 40;
c) x ∈ Ư(20) và x > 8;
d) 16 chia hết cho x và x < 4.
15. Ôn tập tổng hợp kiểm tra giữa học kỳ 1
- Ôn tập lại các kiến thức đã học
- Luyện tập một số đề kiểm tra giữa học kỳ I.
Luyện tập một số đề kiểm tra giữa học kỳ I.
16. Ôn tập tổng hợp kiểm tra giữa học kỳ 1
- Ôn tập một số bài tập
-Luyện tập một số đề kiểm tra giữa học kỳ I.
-Luyện tập một số đề kiểm tra giữa học kỳ I.
Tháng 11
Tuần 9 đến tuần 12
Ôn tập tổng hợp kiểm tra giữa học kỳ 1(2 tiết)
- Luyện tập một số đề kiểm tra giữa học kỳ I.
- Luyện tập một số đề kiểm tra giữa học kỳ I.
Ôn tập tìm Ư , B
(2 tiết)
- Cách tìm ước
- Cách tìm bội
1.Tìm các ước của 12; 7 và 1
2.Tìm số tự nhiên x sao cho
x∈Ư(54) và 3<x<20
3.Tìm các bội của 9 trong các số 1234; 2345; 3456; 0
1.Tìm số nguyên n biết rằng n + 5 chia hết cho n – 2.
2.Tìm số nguyên dương n sao cho 2n là bội của n -1.
3.Có thể kết luận gì về số nguyên b nếu các số nguyên a và b thỏa mãn đẳng thức sau :
  7a – 91 = b.
4.Có tồn tại cặp số nguyên (a ; b) nào thỏa mãn đẳng thức sau không ?
a) 312a – 27b = 2002 ; 
b) 75a + 1005b = 2002.
5.Cho A = (a + 2002)(a + 2003), B = ab(a + b). Chứng minh rằng với mọi số nguyên a và b, A
và B luôn là bội của 2.
6.Chứng minh rằng với mọi số nguyên a thì c =  + 5a + 7 không phải là bội của 2.

Luyện tập tìm UCLN (2tiết)
Phương pháp tìm UCLN
 1.Số nào là ước chung của 15 và 105 trong các số sau: 1,5,13,15,35,53?
b)    Tìm ƯCLN(27,156)
c)     Tìm ƯCLN(106,318), từ đó tìm các ước chung của 424 và 636
2.a) Tìm các ước chung của 18, 27, 30, từ đó tìm ước chung lớn nhất của chúng b) Tìm ước chung lớn nhất của 51,102, 144, từ đó tìm các ước chung của chúng

3.Một lớp học có 27 học sinh nam và 18 học sinh nữ. Có bao nhiêu cách chia lớp đó thành các tổ sao cho số học sinh nam và học sinh nữ ở mỗi tổ là như nhau? Cách chia nào để mỗi tổ có số học sinh ít nhất?
4.Ba khối 6,7 và 8 lần lượt có 300 học sinh, 276 học sinh và 252 học sinh xếp thành các hàng dọc để diễu hành sao cho số hàng dọc của mỗi khối như nhau. Có thể xếp nhiều nhất thành mấy hàng dọc để mỗi khối đều không có ai lẻ hàng? Khi đó ở mỗi hàng dọc của mỗi khối có bao nhiêu học sinh?
Luyện tập tìm UCLN, các bài toán liên quan đến UCLN (2 tiết)
Ôn lại phương pháp tìm UCLN 
Tìm hiểu các bài toán thực tế liên quan UCLN
1.Tìm số tự nhiên a biết:
 a) 388 chia cho a thì dư 38, còn 508 chia cho a thì dư 18; 
b) 1 012 và 1 178 khi chia cho d đều có số dư bằng 16.
2.Tìm số tự nhiên n để hai số sau nguyên tố cùng nhau: 
a) n+2 và n+3; 
b) 2n+1 và 9n+4
3.Tìm các số tự nhiên a,b biết: a) a+b=192 và ƯCLN(a,b)=24; b) ab=216 và ƯCLN(a,b) = 6
4.Cho a,b là hai số nguyên tố cùng nhau. Chứng tỏ rằng 5a+2b và 7a+3b cũng là hai số nguyên tố cùng nhau.

Luyện tập tìm BCNN (2tiết)
Tìm BCNN
Bằng 2 cách
1.Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số là bội chung của 11 và 12?
2.Tìm bội chung nhỏ nhất của a) 19 và 46; b) 27 và 315; c) 60, 72, 63; d) 60, 100, 140.
3.Lịch cập cảng của ba tàu như sau: tàu thứ nhất cứ 5 ngày cập cảng một lần; tàu thứ hai cứ 8 ngày cập cảng một lần; tàu thứ ba cứ 10 ngày cập cảng một lần. Vào một ngày nào đó, ba tàu cùng cập cảng . Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì cả ba tàu lại cùng cập cảng?
4.Trong một đợt trồng cây, học sinh của lớp 6B đã trồng được một số cây. Số đó là số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn chia 3 dư 2, chia 4 dư 3, chia 5 dư 4, chia 10 dư 9. Học sinh lớp 6B đã trồng được bao nhiêu cây?
Luyện tập tìm BCNN, các bài toán liên quan đến
BCNN(2 tiết)
Cách tìm BCNN
Liên hệ mốt số bài toán cụ thể
1.Học sinh của một trường trung học cơ sở khi xếp hàng 20 học sinh, hàng 25 học sinh và hàng 30 học sinh thì đều thừa 15 học sinh, nhưng xếp vào hàng 41 học sinh thì vừa đủ. Tính số học sinh của trường đó,biết số học sinh của trường ít hơn 1 200 học sinh
2.Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho số đó chia cho 3 dư 1, chia cho 4 dư 3, chia cho 5 dư 1.
3.Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho số đó chia cho 3 dư 2, chia cho 5 dư 3, chia cho 7 dư 4.
Luyện tập hình thang cân (4tiết)
Định nghĩa hình thang cân
Các bài tập về hình thang cân
1.Cho hình thang cân ABCD, biết mỗi ô vuông có cạnh dài 1 cm (Hình 31). a) Tính diện tích hình thang cân ABCD b) Diện tích tam giác BDC gấp mấy lần diện tích tam giác ADE?
2. Cho hình thang cân MNPQ với trung bình cộng của hai đáy bằng 10 cm. Đáy lớn dài hơn đáy nhỏ 8 cm. Độ dài chiều cao hơn độ dài đáy nhỏ 2 cm. Tính diện tích hình thang cân MNPQ.
3. Cho hình thang cân ABCD, biết mỗi ô vuông có cạnh dài 1 cm (Hình 31). a) Tính diện tích hình thang cân ABCD b) Diện tích tam giác BDC gấp mấy lần diện tích tam giác ADE?
4. Bác Đức dự định mua loại gỗ giá 100 đồng/cm2 để làm một chiếc bàn như hình 32. Mặt bàn là một hình thang cân có các đáy lần lượt là 90 cm, 120 cm và chiều cao 80 cm. Hãy tính giúp bác Đức số tiền mua gỗ để đóng mặt bàn đó.
4.Một mảnh đất có dạng hình thang cân được mô tả bởi hình ảnh sau đây:
Người ta dùng các cọc bê tông trồng dọc theo ranh giới để xác định phạm vi của mảnh đất đó. Biết rằng cọc bê tông đầu tiên được trồng tại điểm A, và hai cọc bê tông kế nhau cách nhau 2 m.
Hỏi cần dùng tất cả bao nhiêu cọc bê tông?
5.Một nền nhà hình chữ nhật có chiều rộng là 6 m và chiều dài là 8 m.
a) Tính diện tích nền nhà đó bằng đơn vị dm2.
b) Người ta dự định lót nền nhà bằng những viên gạch hình vuông có diện tích 16 dm2. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lót kín nền nhà đó?

Tháng 12 (tuần 13 đến tuần 16)
Luyện tập các bài toán thực tế liên quan đến tính diện tích (2 tiết)
Ôn lại công thức tính diện tích của các hình đã học
1.Sân nhà bà Thu có dạng hình chữ nhật với chiều dài là 15 m và chiều rộng là 9 m.
a) Tính diện tích sân nhà bà Thu.
b) Bà Thu mua loại gạch lát nền hình vuông có cạnh 0,6 m để lát sân. Hỏi cần dùng bao nhiêu viên gạch để lát kín sân nhà bà Thu?
c) Gạch không bán lẻ mà chỉ bán từng thùng. Biết rằng mỗi thùng có 5 viên gạch. Hỏi bà Thu cần mua bao nhiêu thùng gạch để đủ lát sân?
2. Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng là 30 m và chiều dài là 45 m.
a) Tính chu vi của khu vườn đó.
b) Người ta muốn làm hàng rào xung quanh vườn bằng hai tầng dây thép gai. Hỏi cần phải dùng bao nhiêu mét dây thép gai để làm hàng rào, biết rằng cửa vào khu vườn rộng 5 m?

3.Một nền nhà có dạng hình vuông với cạnh là 6 m.
a) Tính diện tích nền nhà đó.
b) Nếu muốn dùng gạch hình vuông cạnh 0,6 m thì phải mua bao nhiêu viên gạch?
c) Nếu muốn dùng gạch hình chữ nhật có chiều rộng là 0,3 m và chiều dài là 0,4 m thì phải mua bao nhiêu viên gạch?

Luyện tập phép cộng số nguyên (3 tiết)
Quy tắc cộng số nguyên
Luyện tập các bài toán phép cộng số nguyên âm
1. Một nhà hàng hải sản nợ ngân hàng 30 triệu đồng, sau đó nhà hàng đã trả nợ ngân hàng 10 triệu đồng. Số dư tài khoản của nhà hàng ở ngân hàng là bao nhiêu?
2. Thực hiện phép tính: 
a) 145 + 43 + (-145) +57 b) (-123) +101 +(-777) +99
 c) (-8 955)+33 +(-45) + (-133)
 d) (-2) + (-4) + (-6) + (-8) + (-10) +8 +10 +12 
e) (-2 020) + (-598) + (-201) +498 + 301 g) (-1) + (-2) +3+4++ (-97) + (-98) +99+ 100
3.Một tòa nhà có 20 tầng và 3 tầng hầm. Người ta biểu thị rằng tầng G(tầng có mặt sàn là mặt đất) là 0, tầng hầm B1 là -1 và tầng hầm B2 là -2, Hãy dùng phép cộng số nguyên để diễn tả tình huống sau: Một người đang ở tầng 2, người đó đi thang máy lên 8 tầng và sau đó lại đi xuống 11 tầng. Cuối cùng người đó dừng lại ở tầng mấy?
4.Một chiếc tàu ngầm đang ở độ cao -25 m so với mực nước biển, tàu tiếp tục lặn xuống thêm 10 m nữa. Độ cao mới của tàu so với mực nước biển là bao nhiêu?
5. Nhiệt độ trong phòng đông lạnh của công ty Bình An đang là -6 độ C. Bác Lan đã điều chỉnh nhiệt độ trong phòng đông lạnh hai lần. Lần một giảm nhiệt độ xuống bớt 7 độ C, lần hai lại tăng nhiệt độ thêm 5 độ C. Sau hai lần điều chỉnh, nhiệt độ trong phòng đông lạnh là bao nhiêu độ C?
Luyện tập phép trừ số nguyên âm, quy tắc dấu ngoặc (3tiết)
Quy tắc trừ , quy tăc dấu ngoặc các số nguyên âm
Luyện tập các bài toán liên quan phép trừ số nguyên âm
1.Thực hiện các phép tính sau: a) 12 -13; 
b) (-511) – (-11); 
c) 0 – (12 345 + 15) d) 333 – [(-14 657+57] – 78
2. Tính một cách hợp lí:
a)     (39 – 2 689) + 2 689;
b)    –(12 345 – 999);
c)     (-1 312) – (1 998 – 1 312)
d)    (-6 955) – 33 – 45 – (-133);
e)     (-21) – 23 – [16 – (-18) – 18 – 16] + 2 144;
g)    (- 2 020) – 2 018 – 2 016 -- 2 008.
3.Tìm số nguyên x, biết:
a)     x – 345 = 69;
b)    x – 345 – 69 = -12;
c)     x + [(-703)+12] = -900;
d)    12987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987.
4. ho một dải ô gồm 20 ô (quy ước ô đầu tiên bên trái là ô thứ nhất, ô tiếp theo là ô thứ hai,, ô cuối cùng là ở bên phải là ô thứ 20). Ở các ô thứ hai, thứ tư và thứ 7 được điền lần lượt các số -17; -36 và  -19.
a)     Tìm số nguyên cho [?] sao cho tổng của 4 số ở bốn ô liền nhau bằng -100;
b)    Gọi x, t lần lượt là tổng của 10 số đầu và 10 số cuối được điền vào dải ô. Tìm hiệu của x – y.
Ôn tập hình có trục đối xứng (2 tiết)
Các hình có trục đối xứng
Các bài toán liên quan trục đối xứng
1. Các phát biểu sau đúng hay sai?
a) Hình vuông ABCD chỉ có hai trục đối xứng là hai đường chéo AC, BD.
b) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng MN và vuông góc với MN là trục đối xứng của đoạn thẳng MN.
c) Nếu đường thẳng d là trục đối xứng của đường tròn thì d đi qua tâm của đường tròn ấy.
2.Trong dưới đây, các hình từ a) đến e), hình nào có trục đối xứng? Nếu là hình có trục đối xứng, hãy chỉ ra trục đối xứng của hình đó.

 3.Trong các biển báo giao thông Hình 36, biển báo nào không có trục đối xứng?
a) Biển báo đường bị hẹp cả hai bên (Hình 36a);
b) Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn (Hình 36b);
c) Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên (Hình 36c);
d) Biển báo đường người đi xe đạp cắt ngang (Hình 36d).
4. rong các công trình được minh họa ở Hình 37, các hình từ a) đến c), công trình nào có trục đối xứng?

Ôn tập hình có tâm đối xứng (2 tiết)
Các hình có trục đối xứng
Các bài toán hình có tâm đối xứng
1. Các phát biểu sau đúng hay sai?
a)     Tam giác đều ABC là hình đối xứng tâm.
b)    Hình thang cân là hình có tâm đối xứng và giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng.
c)     Hình thoi ABCD có tâm đối xứng là điểm O (O là giao điểm của hai Đường chéo AC và BD).
2. Trong hình 39, các hình từ a) đến e), hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.
3. Cho 4 miếng bìa giống nhau. Hãy ghép các miếng bìa đó để thành các hình: a) Có trục đối xứng b) Có tâm đối xứng c) Có cả trục đối xứng và tâm đối xứng.

Luyện tập phép nhân các số nguyên âm (2 tiết)
Quy tắc nhân các số nguyên âm
Các bài tập liên quan.
1.Thực hiện phép tính:
a) (-6).9
b) (-12).(-987)
c) 90.(-108).(-3)
d) 29.(-78).(-9).(-11)
e) 6.(-4)2.(-10)2 + 52
f) (-7).(-7).(-7) + 73
h) (-103).(-102) – 132
i) (-8).(-8).(-8).(-8) – 84 + 105
 2.Tính giá trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:
a) 19x với x = - 7;
b) 28xy với x = -12 và y = -15;
c) 29m – 58n với m = -2 và n = 3;
d) (- 2021)abc + ab với a = -21, b = -11 và c = 0.

3.Tính một cách hợp lí:
a) (-16).(-9).5;
b) (-15).999;
c) (-25).144.(-4);
d) (-125).2 020.(-8);
e) (-2 021).(-15) + (-15).2 020;
g) 121.(-63) + 63.(-53) – 63.26.
4. Tìm các số nguyên x thỏa mãn:
a)16x2 =64;                                                         
b) 25(x2 – 1) – 75 = 9 900;
c) (x – 6).(2x – 6)= 0;                                            
d) (5x – 10)(6x + 12) = 0.
Tháng 1 (Tuần 17 )
Ôn tập kiểm tra cuối học kì I (2 tiết)
Đề cương ôn tập cuối kỳ
Giải đề cương ôn tập cuối học kì I
Luyện đề
Giải đề cương ôn tập cuối học kì I
Luyện đề
Tổng số: 50 tiết
 Nhơn Khánh, ngày 28 tháng 09 2023 
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Người lập kế hoạch
 GV 
 Nguyễn Thị Xuân Mai

File đính kèm:

  • docxde_cuong_day_them_hoc_ky_i_mon_toan_lop_6_nam_hoc_2023_2024.docx