Đề cương Địa 11 học kì II

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa 11 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ 11
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga
- Đất nước rộng lớn, diện tích lớn nhất thế giới (trên 17 triệu km2). 
- Thủ đô Mat-xcơ-va.
- Nằm ở cả hai châu lục Á, Âu; 
- LB Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo, trải dài 11 múi giờ.
- Có biên giới chung với nhiều quốc gia. (14 quốc gia)
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế
* Đặc điểm tự nhiên: 
- Đa dạng.
- Cao ở phía đông, thấp dần ở phía tây. 
- Dòng sông Ê-nít-xây chia LB Nga thành 2 phần rõ rệt.
- Giữa phần phía Tây và phần phía Đông có sự khác biệt rõ rệt về địa hình và khí hậu.
(phần phía tây chủ yếu là đồng bằng, phần phía Đông là núi và cao nguyên)
- LB Nga giàu tài nguyên thiên nhiên: 
+ Khoáng sản với trữ lượng lớn: than, dầu, khí tự nhiên, kim loại màu
+ Sông, hồ có giá trị về nhiều mặt
+ Diện tích rừng đứng đầu thế giới: 886 triệu ha, chủ yếu là rừng lá kim
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế:
- Thuận lợi: đồng bằng rộng, tương đối màu mỡ, sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, nhiều rừng.
- Khó khăn: núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, vùng phía bắc lạnh giá, tài nguyên tập trung ở miền núi hoặc vùng lạnh giá.
Câu 3:Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế
- Đông dân (thứ 8 trên TG) nhưng dân số đang giảm do tỉ suất gia tăng tự nhiên có chỉ số âm và dân di cư ra nước ngoài. 
- Đa số dân sống ở thành phố (70%), chủ yếu tập trung ở miền Tây, trong khi miền Đông có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động.
- Trình độ văn hóa của dân cư cao, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Câu 4:Tình hình phát triển kinh tế của LB Nga đối với Liên Xô trước đây, những khó khăn và những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
- Vai trò của LB Nga đối với Liên Xô trước đây: từng là trụ cột, đóng góp tỉ trọng lớn cho các ngành kinh tế của Liên bang Xô Viết. 
- Thời kì khó khăn của Liên Xô: Thập niên 90 thế kỉ XX, Liên bang Xô Viết tan rã, tình hình chính trị, xã hội bất ổn, đời sống nhân dân khó khăn, vai trò của Nga trên trường quốc tế suy giảm. Nền kinh tế yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra.
- Những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường: 
+ Từ năm 2000, nước Nga xây dựng lại chiến lược kinh tế mới: tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao. 
+ Thành tựu kinh tế: sản lượng các ngành kinh tế tăng, xuất siêu, đời sống người dân được cải thiện, nằm trong nhóm nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
Câu 5: Trình bày các ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế LB Nga:
- Công nghiệp: ngành xương sống của nền kinh tế, cơ cấu đa dạng, gồm các ngành công nghiệp truyền thống, các ngành công nghiệp hiện đại. Phân bố công nghiệp: các ngành truyền thống tập trung ở đồng bằng Đông Âu, vùng núi Uran, Tây Xibia, dọc các đường giao thông quan trọng; các ngành hiện đại phân bố ở vùng Trung tâm,U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
- Nông nghiệp: phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi.
- Dịch vụ: giao thông vận tải với đủ loại hình. Phát triển kinh tế đối ngoại. Hai trung tâm dịch vụ lớn: Mat-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua.
Câu 6: So sánh đặc trưng của một số vùng kinh tế tập trung của Nga: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông
- Vùng Trung ương: quanh thủ đô; là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.
- Vùng Trung tâm đất đen: phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
- Vùng U - ran: công nghiệp khai khoáng và chế biến.
- Vùng Viễn Đông: phát triển khai thác khoáng sản, gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.
=> Mỗi vùng, do điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, dân cư và truyền thống sản xuất nên có những ngành kinh tế đặc trưng và vai trò khác nhau trong nền kinh tế LB Nga.
Câu 7: Trình bày quan hệ đa dạng giữa LB Nga và Việt Nam
- Bình đẳng, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
- Hợp tác nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật.
Câu 8:Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản
- Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á
- Gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ. 
- Thủ đô Tô-ki-ô.
Câu 9: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
* Đặc điểm tự nhiên: 
- Địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng; khí hậu gió mùa; sông ngòi ngắn, dốc. 
- Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản. 
- Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần
* Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế: 
- Thuận lợi: quốc đảo, dễ giao lưu với các nước, ngư trường lớn, vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau nên nhiều cá (cá ngừ, thu, trích..)
- Khó khăn: thiếu nguyên vật liệu, đất nông nghiệp hạn chế, lắm thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần.
Câu 10:Phân tích đặc điểm dân cư NB và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế
- Đông dân, tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn (dân số đang già đi), dẫn đến thiếu nhân công và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. 
- Người dân lao động cần cù, trình độ dân trí và khoa học cao là động lực phát triển kinh tế.
Câu 11: Trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt Nhật Bản.
* Sự phát triển kinh tế Nhật Bản: 
 Kinh tế Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng, trầm khác nhau như: 
- Suy sụp nghiêm trọng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (giai đoạn 1945 -1952)
- Khôi phục và phát triển với tốc độ cao (giai đoạn 1955 -1973) do chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung phát triển các ngành then chốt, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
- Suy giảm do khủng hoảng dầu mỏ (những năm 70) và sau đó phục hồi do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế; những năm 90, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.
* Các ngành kinh tế chủ chốt:
- Công nghiệp: Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới.
- Dịch vụ: Là khu vực kinh tế quan trọng (gần 70% GDP). Thương mại, tài chính có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng.
- Nông nghiệp: có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP), do diện tích đất canh tác ít. Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản. Sản lượng hải sản đánh bắt lớn, nuôi trồng hải sản được chú trọng.
* Phân bố của các ngành kinh tế chủ chốt:
- Công nghiệp: Tập trung ở duyên hải Thái Bình Dương của các đảo Hôn-xu, Kiu-xiu.
- Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế: Tô-ki-ô, Cô-bê, Hi-rô-si-ma.
Câu 12:Trình bày và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở các đảo Hôn-xu, Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.
- Hôn-xu: Kinh tế phát triển nhất, với nhiều ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại. Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ, dân số đông.
- Kiu-xiu: Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than và luyện thép. 
Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ.
- Xi-cô-cư: Khai thác quặng đồng, nông nghiệp đóng vai trò chính.
- Hô-cai-đô: Rừng bao phủ phần lớn diện tích, công nghiệp: khai thác than, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy
Câu 13:Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
- Là nước lớn, nằm ở Đông và Trung Á, gần một số nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát triển. 
- Thủ đô Bắc Kinh.
- Đường bờ biển dài, tạo thuận lợi cho việc giao lưu với thế giới.
Câu 14:Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên TQ và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
* Đặc điểm tự nhiên: Thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông, Tây khác biệt.
- Miền đông: 
+ Chiếm khoảng 50% diện tích cả nước. 
+ Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ. 
+ Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. 
+ Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
- Miền Tây: 
+ Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa. 
+ Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. 
+ Thượng lưu Hoàng hà, Trường Giang.
+ Tài nguyên: rừng, đồng cỏ, khoáng sản.
* Thuận lợi: Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim.
* Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (động đất, lũ, lụt, bão cát).
Câu 15:Phân tích đặc điểm dân cư TQ và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế
* Dân cư: 
- Số dân lớn nhất thế giới (trên 1,3 tỉ người). 
- Đã triệt để áp dụng chính sách dân số, bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫn đến mất cân bằng giới.
- Dân cư tập trung ở miền Đông.
* Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế: nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Câu 16: Phân tích đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
* Đặc điểm triển kinh tế: 
- Công cuộc hiện đai hóa (từ năm 1998) mang lai thay đổi quan trọng:
+ Kinh tế phát triển mạnh, liên tục trong nhiều năm; (GDP đạt 1649,3 tỉ USD, vị trí thứ bảy thế giới)
+ Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại.
+ Nguyên nhân: ổn định chính trị; khai thác nguồn lực trong, ngoài nước; phát triển và vận dụng khoa học, kĩ thuật; chính sách phát triển kinh tế hợp lí.
* Một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới 
- Công nghiệp: 
+ Phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh, sản lượng đứng hàng đầu thế giới; phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 
+ Nguyên nhân: cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển sản xuất; chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao.
- Nông nghiệp: 
+ Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới.
+ Nguyên nhân: đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi; nguồn lao động dồi dào; chính sách khuyến khích sản xuất; biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Câu 17: Giải thích sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải
* Phân bố công nghiệp: 
- Các trung tâm công nghiệp lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hảitập trung ở miền Đông, nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, giàu nguồn nguyên, vật liệu
- Công nghiệp nông thôn được quan tâm phát triển.
* Phân bố nông nghiệp: 
- Các ngành trồng trọt tập trung ở đồng bằng miền Đông (phía bắc trồng các loại cây ôn đới, phía nam trồng cây nhiệt đới), là nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu và nguồn nước phù hợp, 
- Có nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
* Vùng duyên hải với các đặc khu kinh tế: phát triển các ngành kĩ thuật cao.
Câu 18: Mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Mối quan hệ lâu đời, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Câu 19:Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á
- Nằm ở Đông Nam châu Á. 
- Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, gồm 11 quốc gia.
- Gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
Câu 20:Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ĐNA và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế
* Đặc điểm tự nhiên:
- Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa sông màu mỡ, thảm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng.
- Đông Nam Á biển đảo: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo; thảm thực vật nhiệt đới và xích đạo phong phú; giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.
* Ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển kinh tế:
- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: lợi thế về biển, rừng, đất trồng và tài nguyên khoáng sản.
- Khó khăn đối với phát triển kinh tế: nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới.
Câu 21: Phân tích đặc điểm dân cư ĐNA và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế
- Đặc điểm dân cư: 
 Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ; mật độ dân số cao, phân bố rất không đều.
- Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế : 
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
+ Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định, gây khó khăn cho tạo việc làm và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.
Câu 22:Trình bày và giải thích đặc điểm kinh tế ĐNA
- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: Giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP. 
- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp nhiệt đới vẫn có vai trò quan trọng; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hải sản phát triển.
Câu 23: Mục tiêu của Hiệp hội các nước đông nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn 
- Muc tiêu chính của ASEAN:
+ Thúc dẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ ASEAN, cũng như bất đồng giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khối.
+ Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
- Cơ chế hợp tác của ASEAN:
 Các thành viên ASEAN thực hiện hợp tác qua:
+ Các hội nghị, diễn đàn, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.
+ Kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
+ Các dự án, chương trình phát triển.
+ Xây dựng khu vực thương mại tự do.
Câu 24: Những thành tựu và thách thức đối với các nước thành viên ASEAN:
- 10/11 quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao, song không đều; trình độ phát triển chênh lệch, dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Đời sống nhân dân đã được cải thiện, song còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp; tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, thất nghiệp làm cản trở sự phát triển; dễ gây mất ổn định xã hội.
- Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khai thác môi trường chưa hợp lí.
Câu 25: Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội.
- Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội: hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, trật tự an toàn xã hộitạo cơ hội cho nước ta phát triển.
- Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thê của ASEAN trên trường quốc tế./.

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_DIA_11HKII.doc